Luật An ninh Quốc gia Hong Kong đã được biểu quyết thông qua vào ngày 28/5, ngày bế mạc của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc. Luật mới này sẽ chính thức chấm dứt ‘một quốc gia, hai chế độ’ của Hong Kong, khiến cho cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án, người dân Hồng Kông diễu hành phản đối và hô khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng”. Đồng thời, những người trong nội bộ ĐCSTQ đã tiết lộ thông tin vợ ông Tập Cận Bình là bà Bành Lệ Viện cùng con gái Tập Minh Trạch đã rời bỏ ông vì họ không hài lòng với ông Tập và ĐCSTQ đã hủy hoại tự do của Hong Kong. Người đưa tin nói rằng gia đình của ông Tập cũng bị hủy hoại, và ngày kết thúc của ĐCSTQ không còn xa nữa.
Bắc Kinh thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, hơn 10.000 người biểu tình phản đối hô lớn “Trời diệt Trung Cộng”
Vào ngày 22/5, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ đã đề xuất Luật An ninh Quốc gia Hong Kong với nội dung bao gồm “lật đổ chính quyền nhà nước”, “ly khai đất nước”, “hoạt động khủng bố” và “can thiệp của thế lực bên ngoài”, v.v. Luật này bỏ qua trình tự xem xét của Hội đồng Lập pháp Hong Kong, được đưa trực tiếp vào Phụ lục III của Luật cơ bản Hong Kong, đồng thời, cho phép Cơ quan An ninh Quốc gia của ĐCSTQ trực tiếp vào Hong Kong để thực thi pháp luật trong tương lai.
Luật An ninh Quốc gia Hong Kong sẽ đưa các tội danh và các cơ quan thực thi đàn áp nhân quyền của Đại lục vào Hong Kong. Điều này được xem là mối nguy hiểm cho độc lập tư pháp và tương lai dân chủ của Hong Kong, và đồng nghĩa với tuyên bố “một quốc gia, hai chế độ” đã chết. Kể từ khi Luật An ninh Quốc gia Hong Kong được công bố, nó đã dấy lên một làn sóng phản đối mới tại Hong Kong.
Vào chiều ngày 24/5, hơn 10.000 người Hong Kong đã diễu hành tại Vịnh Causeway, họ giương cao biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng”, hô to các khẩu hiệu như “Quang phục Hương Cảng, Cách mạng Thời đại” và “Độc lập của Hong Kong, Lối thoát duy nhất”… Lượng lớn cảnh sát xua đuổi, giải tán người dân, và bắn nhiều đạn hơi cay để trấn áp đám đông người biểu tình. Xe phun nước và xe bọc thép cũng được phái đến. Vào ngày hôm đó, hơn 180 người biểu tình đã bị cảnh sát bắt giữ.
Vào tối ngày 25/5, tại Trung tâm tài chính quốc tế (IFC), người dân Hong Kong đã phát động hoạt động tập thể chống lại Luật an ninh quốc gia, khởi động cho các hoạt động bao vây trụ sở chính phủ vào ngày 27/5. Đồng thời, những tiếng hô “Đả đảo ĐCSTQ”, “Tiêu diệt ĐCSTQ” và “Trời diệt Trung Cộng” tiếp tục vang lên tại đại sảnh IFC.
Vào ngày 26/5, Hội đồng Lập pháp Hong Kong đã tiếp tục phiên đọc thứ hai của “Dự luật Quốc ca” và dự định cưỡng chế thực hiện Luật Quốc ca của ĐCSTQ tại Hong Kong. Điều này càng gây ra sự phẫn nộ lớn hơn trong người dân Hong Kong, khởi xướng một loạt các cuộc biểu tình.
Vào sáng sớm ngày 27/5, 3.000 cảnh sát đã dựng rào nước, lưới sắt và vòi rồng trong khu vực Hội đồng Lập pháp, một số cảnh sát đứng bên trong đợi lệnh. Tính đến 5h30 chiều, cảnh sát đã bắt giữ hơn 300 người.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền thông Deutsche Welle , ông Hoàng Chi Phong ( Joshua Wong) , Tổng thư ký của Đảng dân chủ Demosistō cho biết: “Chúng tôi biết rằng Hong Kong đã chết từ lâu và ‘một quốc gia, hai chế độ’ chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Nhưng chạy trốn không thể giải quyết vấn đề. Trải qua những thử thách trong năm ngoái, đấu tranh phản kháng đã trở thành gen di truyền DNA của người dân Hong Kong. Chỉ còn một ngày ĐCSTQ vẫn tồn tại, người dân Hong Kong nhất định sẽ chiến đấu với nó. Đây là một cuộc chiến vô tận”.
Xu hướng bất mãn với Bắc Kinh lan rộng khắp thế giới
Việc ĐCSTQ thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia Hong Kong đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, chỉ trích động thái của ĐCSTQ nhằm công khai xé bỏ cam kết đối với “một quốc gia, hai chế độ”.
Ngay sau khi chính quyền Bắc Kinh quyết định soạn thảo Luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong vào ngày 28/5, Hoa Kỳ, Úc, Canada và Vương quốc Anh đã ban hành một tuyên bố chung lên án việc Bắc Kinh cưỡng chế thi hành Luật An ninh Quốc gia, làm xói mòn nghiêm trọng mức độ tự chủ cao của Hồng Kông được bảo đảm bởi Tuyên bố chung Trung – Anh.
Chiều 29/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu rằng chính quyền Bắc Kinh về cơ bản đã tước đoạt quyền tự trị của Hong Kong, vì thế Hoa Kỳ sẽ hủy bỏ đãi ngộ đặc biệt đối với Hong Kong.
Sau khi Bắc Kinh công bố Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, trong một tuyên bố vào ngày 27/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã lên án rằng “Luật An ninh Quốc gia” này là một “quyết định thảm hại” và cũng là “động thái mới nhất trong hàng loạt các hành động của ĐCSTQ nhằm phá hoại tự do và tự trị của Hong Kong”.
Ông Đường Bách Kiều nói rằng vấn đề này là có thật. Thư ký của một bộ trưởng cao cấp mà ông biết đã viết thư và nói với ông rằng bà Bành Lệ Viện và con gái Tập Minh Trạch đã chính thức ly thân ông Tập từ tháng 11 đến tháng 12 năm ngoái, đồng thời từ chối tham gia bất kỳ dịp trang trọng nào xuất hiện cùng ông Tập. Mẹ của ông Tập Cận Bình cũng đồng tình với cách làm của Bành Lệ Viện. Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã nhiều lần tìm bà Bành để làm việc, nhưng không thành công.
Một cựu quan chức ĐCSTQ quen thuộc với lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh và sống ở Hong Kong đã tiết lộ với truyền thông nước ngoài rằng, Luật An ninh Hong Kong đã được lên kế hoạch thực hiện vào tháng 2 ngay sau khi ký thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn đầu được ký kết. Nhưng sự bùng phát bất ngờ của dịch bệnh đã phá hỏng kế hoạch. Vào tháng 11, 12, có thể bà Bành Lệ Viện và con gái đã biết rằng ĐCSTQ sẽ thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, để Hong Kong không còn thi hành ‘một quốc gia, hai chế độ’; và bà đã đưa ra quyết định ly thân.
Bởi vì tình hình chính trị của ĐCSTQ vốn đầy mờ ám, nên các vấn đề gia đình của các cấp cao thậm chí là ‘bí mật của bí mật’. Hiện không có kênh chính thức nào xác nhận tin tức bà Bành Lệ Viện và con gái đã “rời ông Tập mà đi”.
Phóng viên của Vision Times đã điều tra các bài viết về hoạt động của bà Bành trên tờ Nhật báo Nhân dân của ĐCSTQ và thấy rằng, hoạt động trong năm nay của bà chỉ có cuộc gặp với hiệu trưởng Trường Juilliard (một nhạc viện biểu diễn nghệ thuật tư nhân tại thành phố New York) từ ngày 8 đến 9/1; ngày 3 và 4/3 lần lượt trả lời các sinh viên của Trường nữ sinh ở Sri Lanka, Đức.
Lần cuối cùng bà Bành xuất hiện cùng ông Tập là nửa năm trước khi đến Macau để tham gia lễ kỷ niệm 20 năm trao trả, từ ngày 18 đến 20/12/2019.
Và nếu tin tức về “biến cố trong gia đình” của ông Tập là sự thật, thì đây là dịp cuối cùng bà Bành tham dự các sự kiện chính thức với ông.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, vào chiều ngày 19/1, khi ông Tập Cận Bình đến thị trấn cổ Hòa Thuận ở thành phố Đằng Xung, tỉnh Vân Nam để khảo sát, có du khách đã hỏi ông: “Bà Bành có đến cùng không?”. Ông Tập Cận Bình trả lời: “Cô ấy không đến, cô ấy bận ở nhà sau Tết”.
Trời giận dân oán? Xuất hiện dị tượng khi Đại biểu Hội nghị Hiệp thương Chính trị ‘mặc niệm’ các nạn nhân đại dịch
ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và khiến virus lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Hiện tại, hơn 5 triệu người đã bị nhiễm bệnh, hơn 300.000 người tử vong. Vào chiều ngày 21/5, cuộc họp Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Khi các đại biểu mặc niệm cho các nạn nhân của dịch bệnh, bầu trời ở Bắc Kinh đột nhiên trở nên tối sầm , sau đó là sấm chớp và mưa lớn. Cư dân mạng than thở rằng việc khai mạc hội nghị ở Bắc Kinh không thấy mặt trời, trời giận dân oán.
Dịch bệnh viêm phổi tiếp tục báo động ‘đèn đỏ’ ở Trung Quốc. Tại tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Cát Lâm, Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Đông và những nơi khác, liên tiếp có những trường hợp nhiễm virus. Trong số đó, thành phố Thư Lan và thành phố Cát Lâm là hai nơi nghiêm trọng nhất ở Đông Bắc Trung Quốc, và đã ở trong tình trạng phong tỏa.
Làn sóng quốc tế yêu cầu truy cứu trách nhiệm và đòi ĐCSTQ bồi thường ngày càng dâng cao. Gần đây, tại Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), đề xuất điều tra độc lập về WHO và nguồn gốc của virus do Liên minh Châu Âu soạn thảo, Úc khởi xướng và sửa đổi, đã nhận được hỗ trợ từ 122 quốc gia, bao gồm Canada, New Zealand, Vương quốc Anh, Nga và tất cả các quốc gia thành viên của EU tham gia WHO. Thậm chí 50 quốc gia châu Phi từng là “kho thóc” của ĐCSTQ, cũng đã gia nhập hàng ngũ yêu cầu điều tra. Sự lên án của thế giới đối với ĐCSTQ đã vượt qua lĩnh vực y tế cộng đồng, và liên đới đến tất cả các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế và văn hóa.
Tình hình Trung Quốc bước vào thời kỳ nhạy cảm, thế hệ ‘hồng nhị đại’ phủ nhận chế độ chuyên chế ‘đỏ’
Gần đây, tại Trung Quốc, bao gồm nội bộ Đảng và Thế hệ ‘hồng nhị đại’, giới trí thức và giới kinh doanh, cũng như người dân thường, một làn sóng ‘phản Tập diệt Cộng’ đã được dấy lên trên mạng Internet. Những người này bao gồm ‘hồng nhị đại’ Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), Trần Bình (Chen Ping), Đặng Phác Phương (Deng Pufang); Trương Tuyết Trung (Zhang Xuezhong) – cựu phó giáo sư của Đại học Khoa học và Chính trị Hoa Đông Trung Quốc; Giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) – luật sư nổi tiếng của Trung Quốc; và Vương Thụy Cầm (Wang Ruiqin) – cựu Ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị tại tỉnh Thanh Hải, đã bày tỏ yêu cầu ông Tập từ chức hoặc giải thể chính phủ độc tài.
Trong đó, điển hình là ‘hồng nhị đại’ Nhậm Chí Cường, đã xuất bản một bài báo vào đầu tháng 3 năm nay chỉ trích ĐCSTQ vì che giấu dịch bệnh và trực tiếp chỉ trích Tập Cận Bình là ‘một tên hề bị lột sạch quần áo mà vẫn muốn làm hoàng đế’. Tháng 4, Nhậm Chí Cường bị chính phủ thông báo điều tra.
Đầu tháng 5, Trương Tuyết Trung, cựu phó giáo sư của Đại học Khoa học và Chính trị Hoa Đông Trung Quốc, đã gửi thư ngỏ tới các đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, yêu cầu chính quyền khởi xướng hiến pháp quốc dân càng sớm càng tốt, thả tù nhân chính trị, gỡ bỏ hạn chế Đảng cấm, báo cấm. Sau đó, ông đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt đi.
Vào đầu tháng 2, Giáo sư Hứa Chương Nhuận, một luật sư nổi tiếng của Trung Quốc, đã công khai bài viết “Người dân tức giận không còn sợ hãi nữa”. Vào ngày 21/5, ông lại có một bài viết dài khác “Con thuyền Trung Quốc cô đơn trên đại dương văn minh thế giới”, trong đó chỉ trích chính quyền nhà nước toàn trị của ĐCSTQ hoang đường và hủ bại.
Cuối cùng ông đã viết: “Đủ rồi, chính trị triều đại đỏ khát máu này, hệ thống nhà nước đảng vô độ; đủ rồi, bảy mươi năm xác chết chất thành núi và máu chảy thành sông, chế độ chuyên chế ‘đỏ’ hiếm có từ xưa đến nay…”. Về cơ bản phủ nhận triều đại đỏ của chính quyền tà ác ĐCSTQ.
Vào ngày 22/5, một bức thư ngỏ có chữ ký của Vương Thụy Cầm (Wang Ruiqin), cựu Ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị tại tỉnh Thanh Hải, gửi đại biểu Lưỡng hội đã được công khai lưu truyền trên mạng Internet. Bà kêu gọi các đại biểu, các ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị cùng yêu cầu Tập Cận Bình từ chức, để đất nước này tiến tới dân chủ.
Chỉ huy của lữ đoàn phòng không, người nắm giữ số phận các quan chức cấp cao của Trung Nam Hải đã chết một cách bí ẩn
Mặc dù hầu hết các bài viết đề cập trên về cơ bản đã chạm đến cơ sở thống trị của ĐCSTQ, nhưng những tiếng hô hào này chưa phải mối lo của ông Tập Cận Bình. Vấn đề liệu quân đội cầm súng và cảnh sát vũ trang có đồng lòng với ông không, mới là một trong những lo lắng lớn nhất kể từ khi ông Tập nhậm chức.
Các cuộc tập trận quân sự trên biển, trên bộ và trên không quy mô lớn do chính quyền Bắc Kinh thúc đẩy cũng được tiến hành từ ngày 14/5 đến ngày 31/7 tại cảng Kinh Đường ở Đường Sơn, Hà Bắc. Vào ngày 14/5, Trung tâm thông tin phong trào dân chủ và nhân quyền Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết đây thực chất là cuộc tập trận phòng không “chuẩn bị chiến tranh Đài Loan” và “bảo vệ Bắc Kinh” lớn nhất trong lịch sử quân sự ĐCSTQ.
Trung tâm này cũng cho biết, trong số đó, Hoàng Hội Luân (Huang Huilun), chỉ huy Lữ đoàn phòng không 81 thuộc Trung tâm phòng không Trung Nam Hải, là một nhân vật quan trọng thường được báo chí đưa tin vài năm trước, có ảnh hưởng rất lớn đối với an nguy của Trung Nam Hải cũng như đại biểu của Lưỡng hội. Tuy nhiên, ông Hoàng Hội Luân đã chết một cách bí ẩn vào ngày 22/7/2019 .
Một bài viết độc quyền trước đó của Vision Times cho biết, trong danh sách “binh sĩ đã chết của Quân đội ĐCSTQ năm 2019 là bí mật hàng đầu”, chỉ đề cập rằng: “Hoàng Hội Luân (1973-2019), Tư lệnh Lữ đoàn Phòng không X thuộc Quân đoàn 81 của chiến khu lục quân Trung ương. Nam. Sinh ngày 21/2/1973, Đảng viên ĐCSTQ, quân hàm Đại tá. Ngày 22/7/2019 không may hy sinh”. Nhưng không nêu rõ nguyên nhân tử vong.
Trung tâm thông tin cho biết cái chết của ông Hoàng là vấn đề bảo mật tuyệt đối cho quân đội vì ông Hoàng kiểm soát vận mệnh của ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải.
Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và các thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị sống ở Trung Nam Hải dưới sự bảo vệ của Cục An ninh Trung ương. Bảo vệ an ninh cho Trung Nam Hải là có vai trò quan trọng trong những biến động chính quyền của ĐCSTQ. Một cựu bảo vệ của Trung Nam Hải với tên trên mạng Internet là “Henry Brother” đã tiết lộ tin tức cho chương trình trực tuyến “Luther”. Vị này cho biết, bây giờ không khí ở Trung Nam Hải rất căng thẳng. Trước đây các lãnh đạo nếu ra ngoài chạy bộ, sẽ có người của cảnh vệ chạy cùng, nhưng hiện giờ rất nguy hiểm, vì thế lãnh đạo cũng ít chạy bộ.
Thủ đô có lính ngự lâm, khu cảnh vệ dường như xảy ra đại sự
Chuyên gia Trung Quốc, ông Trần Phá Không (Chen Pokong) cho biết trong một chương trình vào ngày 13/5 rằng Vương Xuân Ninh đột nhiên bị loại khỏi ủy ban thường vụ trước Lưỡng hội, rõ ràng ông Tập Cận Bình đã nghi ngờ ông, và dường như khu cảnh vệ thủ đô xảy ra chuyện lớn. Khu vực cảnh vệ Bắc Kinh do Vương kiểm soát là quân ngự lâm, bảo vệ thủ đô, với hai sư đoàn và một trung đoàn khoảng 30.000 người, có lực lượng quân sự lớn hơn Cục An ninh Trung ương.
Quân đội và ông Tập không “tâm liền tâm”
Giang Trạch Dân đã nắm giữ quân quyền trong gần 20 năm. Để kiểm soát sức mạnh quân sự trong một thời gian dài, việc thăng cấp tướng đã trở thành phương tiện để Giang giành được quân đội. Những thân tín của ông ta là Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) và Từ Tài Hậu (Xu Caihou) đã mua quan bán chức trong quân đội, đề bạt rất nhiều sĩ quan cao cấp và sư đoàn.
Con trai của Quách Bá Hùng là Quách Bá Cương từng tuyên bố: “Một nửa trong số các tướng đều được gia đình tôi huấn luyện và đề bạt”. Điều này khiến ông Tập Cận Bình đã cảnh giác.
Để làm chủ sức mạnh quân sự, Tập Cận Bình nhậm chức trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên, đã tiến hành “đả hổ” và chống tham nhũng, bắt Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu và thân tín của hai người này.
Ông Diêu Thành nói rằng, một khi các sĩ quan quân đội cấp cao không hài lòng với việc bắt giữ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, họ có thể khuyến khích các lão binh bao vây Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Các lão binh đều đưa xe đến, thì trong một đêm sẽ có tới 20.000 người vào Bắc Kinh. Ông Diêu chỉ ra rằng Quân đội Trung Quốc và Tập Cận Bình không “tâm liền tâm”.
Sửa đổi Luật Cảnh sát Vũ trang kéo dài nhiều lần
Sau khi điều chỉnh, hệ thống lãnh đạo và chỉ huy của cảnh sát vũ trang được đặt dưới sự lãnh đạo tập trung của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Quân ủy Trung ương, và không còn nằm dưới sự kiểm soát của Hội đồng Nhà nước. Hậu quả trực tiếp của cải cách này là các đảng ủy địa phương, chính quyền các cấp và các sở an ninh công cộng các cấp không có quyền huy động cảnh sát vũ trang.
Trước đó, trong thời Giang Trạch Dân phụ trách ủy ban chính trị và pháp lý, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng cảnh sát vũ trang theo ý muốn để duy trì sự ổn định và trở thành “trung tâm quyền lực thứ hai”, đã dính vào tin đồn “đảo chính” nhiều lần.
Trong số đó, vào ngày 6/2/2012, bao gồm cả việc Vương Lập Quân chạy trốn đến lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, Bạc Hy Lai đã sử dụng cảnh sát vũ trang để bao vây lãnh sự quán. Trong cuộc đảo chính 19/3 sau đó, Chu Vĩnh Khang cũng sử dụng cảnh sát vũ trang.
Một câu nói của Tập Cận Bình tiết lộ bức màn đấu tranh nội bộ
Vào ngày 19/4, Tôn Lực Quân, thứ trưởng bộ công an bị bắt. Vào đêm Tôn bị bắt, Bộ Công an báo cáo rằng Tôn “không biết sợ hãi và hành động tùy tiện”, v.v.
Ngoài ra, Luật An ninh Quốc gia Hong Kong mà ĐCSTQ thúc đẩy mạnh mẽ sẽ cho phép các cơ quan an ninh quốc gia của ĐCSTQ trực tiếp vào Hong Kong để thực thi pháp luật trong tương lai. Trên thực tế, ĐCSTQ sớm đã làm điều này, giờ chẳng qua là đặt bút viết thành quy định.
Nhiều kênh truyền thông cho biết, Tôn Lực Quân với tư cách là giám đốc của Văn phòng các vấn đề Hong Kong, Macau và Đài Loan thuộc Bộ Công an Trung Quốc. Trong tòa nhà cảnh sát của Trụ sở Cảnh sát, số 1 đường Arsenal, Wanchai, Hong Kong, có văn phòng của Tôn, điều này cho thấy vị thế của Tôn ngang hàng với Thủ trưởng Lực lượng Cảnh sát Hong Kong.
Năm 2019, trong phong trào phản đối Dự luật dẫn độ, nhiều vụ khủng bố đã xảy ra, như đạn cao su bắn vào mắt, súng thật bắn vào ngực, hãm hiếp tập thể, bị nhảy lầu, “thi thể trên tàu tốc hành 831″…, cảnh sát đã vu oan và đổ lỗi cho những người biểu tình, tất cả đều là Tôn Lực Quân đứng đằng sau hậu trường.
Lịch sử vẫn tiếp tục, người dân Hong Kong vẫn đang chiến đấu, bệnh dịch vẫn lan rộng và cuộc đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ vẫn đang kéo dài. Người đưa tin tiết lộ về các vấn đề gia đình của Tập Cận Bình cuối cùng đã nói rằng: gia đình Tập Cận Bình cũng đều như vậy, và ngày tàn của ĐCSTQ không còn xa nữa.
Minh Thanh
Theo secretchina