Cập nhật nội dung chi tiết về Thiết Kế Logo Phong Thủy Đẹp Thuận Âm Dương Hợp Ngũ Hành mới nhất trên website Duanseadragon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Logo là biểu tượng đại diện thương hiệu. Thiết kế logo sẽ dựa vào lý thuyết âm dương ngũ hành (thủy sinh mộc, thổ sinh kim, hỏa khắc kim…), dựa theo tuổi và vận mệnh chủ doanh nghiệp mà tạo logo phong thủy và bảng hiệu phù hợp để mang lại may mắn và năng lượng tích cực. Những người mệnh kim, logo phong thủy mệnh kim sẽ hợp với các màu sắc (màu cam, đỏ,…), hình dáng (hình tròn, hình tam giác, hình vuông) khác với logo mệnh mộc, logo phong thủy mệnh hỏa, logo phong thủy mệnh thủy.
Logo là hình ảnh, là biểu tượng đại diện giúp nhận diện thương hiệu công ty, thể hiện bản sắc và giá trị của công ty. Khi nhìn vào logo của doanh nghiệp, khách hàng cũng có thể phần nào đánh giá được giá trị sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Do đó, thiết kế logo là điều quan trọng trong xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Một logo ấn tượng giúp truyền tải những thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Để thiết kế nên một logo đẹp cần tuân theo nhiều yếu tố, trong những yếu tố đó, phong thủy đóng vai trò khá quan trọng.
Thuật phong thủy cũng hoạt động dựa trên dịch lý, thuyết âm dương, ngũ hành.
Trong kinh doanh, nhiều người thường ứng dụng các yếu tố phong thủy (một cách khoa học chứ không phải loại hình mê tín dị đoan) như bố trí nhà cửa, văn phòng làm việc, đặt tên công ty theo phong thủy, tên thương hiệu, thiết kế logo hợp phong thủy,… với mong muốn đem lại những điều may mắn thuận lợi trong làm ăn.
LOGO BẢNG HIỆU THEO THUYẾT PHONG THỦY
Để thiết kế logo hợp phong thủy độc đáo, sáng tạo và phù hợp với mong muốn của chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ những điểm chính sau đây:
Yêu cầu về bố cục phải rõ ràng, phông chữ dễ nhìn, dễ nhận biết, đường nét hài hòa để tạo thiện cảm với người xem.
Lựa chọn màu sắc phù hợp tùy theo bổn mệnh chủ doanh nghiệp, không quá tương phản gây khó chịu.
Thuận theo thuyết âm dương và ngũ hành trong phong thủy, Logo theo phong thủy cần đạt được sự cân bằng âm dương về màu sắc, hình khối. Ngũ Hành của Logo cần được lựa chọn phù hợp để vừa bổ trợ cho Niên Mệnh lại vừa cân bằng Tứ Trụ Mệnh của chủ doanh nghiệp.
Logo cần thể hiện được sự lưu thông của dòng khí, năng lượng lưu chuyển, khi nhìn vào logo không có cảm giác bí bách.
Những điểm cần phải tránh trong thiết kế logo
Logo không nên quá màu mè, sử dụng nhiều màu sắc gây rối mắt.
Không nên dùng các hình ảnh gây hiểu lầm, phản cảm tạo ấn tượng không tốt cho khách hàng.
THIẾT KẾ LOGO – TẠO LOGO PHONG THỦY NHƯ THẾ NÀO?
ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
Môi trường được cấu thành từ 5 nguyên tố cơ bản: Thổ (đất), Kim (kim loại), Thủy (nước), Mộc (cây cối) và Hỏa (lửa). Lý thyết Ngũ hành được diễn giải qua 2 nguyên lý cơ bản là tương sinh và tương khắc. Tương sinh là giúp đỡ nhau cùng phát triển, tương khắc là áp chế nhau.
Trong Tương Sinh thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ.
Trong Tương Khắc thì Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc và Mộc khắc Thổ.
Trong nhận diện thương hiệu, yêu cầu quan trọng nhất là cách sử dụng màu sắc phối hợp hài hòa, cân bằng tùy vào những yếu tố lĩnh vực hoạt động, văn hóa và địa lý. Do đó, theo phong thủy thiết kế logo người ta sẽ chọn lựa những sắc màu đại diện cho mệnh Tương sinh (tránh các màu đại diện cho mệnh tương khắc) với bổn mệnh chủ doanh nghiệp với mong muốn đạt được nhiều may mắn, thành công và ngày càng phát triển hơn.
Mỗi mệnh tương ứng với 1 nguyên tố được đặc trưng bởi các sắc màu khác nhau:
Thổ: Nâu, vàng, cam
Kim: Trắng, bạc
Thủy: Xanh nước biển, đen
Mộc: Xanh, lục
Hỏa: Đỏ, tím
LOGO MỆNH KIM
Trong thiết kế logo cho người mệnh kim nên dùng các màu sắc tươi sáng, ánh kim như trắng, xám, ghi, kết hợp màu sắc thịnh vượng phù hợp với bổn mệnh như màu nâu trầm, màu vàng, tránh sử dụng các màu đỏ, hồng, tím (Hỏa khắc Kim).
Logo nên dùng các hình khối như tròn, hình cong, bán nguyệt thể hiện sự hoàn hảo, đồng nhất.
LOGO MỆNH MỘC
Logo cho người mệnh mộc nên chọn các màu xanh lá cây màu lục (là màu của sự sinh sôi nảy nở, tràn đầy năng lượng mới), kết hợp với tông mà đen, màu xanh đậm, xanh biển (Thủy sinh Mộc), không nên dùng màu trắng sáng, ánh kim (Kim khắc Mộc). Logo cũng nên chọn sử dụng hình khối như hình trụ, hình chữ nhật dài, hình cây xanh, các hình dạng tương sinh: sóng nước, hình bất định.
LOGO MỆNH HỎA
Logo theo phong thủy mệnh Hỏa nên chọn tông màu đỏ, hồng, tím, kết hợp các màu tương sinh với mệnh hỏa như xanh lá (Mộc sinh Hỏa), tránh dùng màu đen, màu xanh biển sẫm (Thủy khắc Hỏa). Sử dụng hình khối như tam giác hình tháp, hình cánh buồm, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa, tương sinh với mệnh là hình cây xanh, hình trụ, hình chữ nhật dài nói lên sự phát triển bền vững của thương hiệu.
LOGO MỆNH THỔ
Tạo logo theo phong thủy mệnh Thổ nên dùng tông màu vàng đất, màu nâu, màu cam, cũng có thể lựa chọn màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hỏa sinh Thổ), hoặc màu trắng, ghi, xám để kết hợp, màu xanh là màu kiêng kỵ mà người mệnh Thổ nên tránh dùng (Mộc khắc Thổ). Nên dùng những hình khối như hình vuông, hình thoi biểu hiện tính cân bằng, vững chắc tạo cảm giác cân xứng. Hình tương sinh với mệnh thổ: hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa.
LOGO MỆNH THỦY
Trong thiết kế logo theo phong thủy mệnh Thủy nên sử dụng các tông màu đen, màu dương, xanh biển sẫm kết hợp các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Kim sinh Thủy), nên tránh dùng màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Thổ khắc Thủy). Sử dụng những hình khối hình sóng nước, hình bất định hoặc lựa chọn hình tương sinh như hình tròn, hình oval, hình cong, hình bán nguyệt thích hợp cho người mệnh Thủy thể hiện điềm tĩnh, hòa bình, nhẹ nhàng.
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Theo Phong Thủy
Lý thuyết về phong thủy rất rộng, từ việc xây nhà , trang trí phòng, chọn màu sắc hay kiểu dáng,… tất cả với mục đích hỗ trợ cho phong thủy trong thiết kế logo, nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. cuộc sống sung túc và hạnh phúc . Bài viết này sẽ đề cập ở góc độ
Thiết kế logo theo phong thủy là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, kiểu dáng , biểu tượng và bố cục, làm sao để người xem có thể dễ biết và cảm nhận được sự cân bằng. Một logo được xem là hiệu quả khi ngoài yếu tố hợp phong thủy thì phải có sự phù hợp với cá tính thương hiệu, với lĩnh vực hoạt động và phù hợp với mục tiêu muốn hướng đến.
Một thiết kế rõ ràng, mạch lạc, phông chữ dễ nhìn, khoảng cách giữa các chữ đều nhau giúp cho trường năng lượng lưu chuyển tốt.
Các đường nét trên cần có sự tiếp nối, hài hoà, tránh các góc nhọn tạo cảm giác người xem, nên sử dụng các đường vuốt cong tròn mềm mại tạo cảm giác hài hoà.
Màu sắc của logo ngoài việc phản ảnh ngũ hành phù hợp thì cũng không quá tương phản gây khó chịu và không quá mờ nhạt gây khó nhìn và kém ấn tượng.
của logo cần được lựa chọn phù hợp để vừa bổ trợ cho niên mệnh bằng Tứ Trụ mệnh của chủ doanh nghiệp. Tránh sử dụng các hành khắc chế với niên mệnh của chủ doanh nghiệp hoặc các hành đã quá dư thừa trong
Đặc tính Âm Dương của logo cũng cần giúp cân bằng lại hình thái của chủ doanh nghiệp. Nếu như thân chủ thuộc Dương mệnh thì logo nên thuộc Âm để giúp cân bằng và ngược lại.
Ý nghĩa: Với quan niệm về trời tròn đất vuông, đây là hình mẫu lý tưởng mang hình hài Trái Đất , Mặt Trăng, Mặt Trời,… nên được rất nhiều công ty sử dụng. Hình tròn không điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc nên nó được tượng trưng cho sự hoàn hảo , hợp tác và thuần nhất.
Ý nghĩa: Nước là khởi nguyên của Trái Đất và Vũ Trụ , thể hiện sự mềm mại và thân thiện, uyển chuyển và năng động. Màu đen là màu của sự huyền bí, bất tận, say mê và có sức mạnh vô biên, trong khi đó màu xanh dương tượng trưng cho sự tươi mát, điềm tĩnh, hòa bình, là sắc màu tuyệt vời trong .
Ý nghĩa: Mầm cây đang vươn lên mạnh mẽ hay thụ tỏa bóng mát và vững vàng trước bão táp là ý nghĩa của logo mang mệnh Mộc. Bên cạnh đó màu xanh lá cây cũng là màu của nảy nở, sức khỏe dồi dào, sự đổi mới, năng lượng mới và sự tái tạo.
Ý nghĩa: Tam giác được thể hiện nhiều với những hình mẫu trong thiết kế logo như hình núi, lều, hình tòa nhà chữ A… nhằm để nói lên sự phát triển bền vững của thương hiệu. Màu đỏ thể hiện cho thành công, nồng nhiệt và đam mê chiến thắng.
Ý nghĩa: Hình vuông thể hiện tính cân bằng, c hắc chắn nên thường được sử dụng để tạo cảm giác về . Màu vàng còn mang ý nghĩa là màu của sự ấm cúng, vui vẻ, thân thiện và tươi sáng.
Tuy vậy trong những thiết kế logo theo phong thủy không nhất nhất cứ phải tuân theo luật phong thủy để rồi quên đi những yếu tố cấu thành khác. Hoặc nếu bạn là người không quá lưu tâm đến việc thiết kế logo theo phong thủy thì chỉ cần bạn tập trung vào việc làm sao cho thể hiện được giá trị “cốt lõi” và tích cách của thương hiệu.
2. KEIDI HOROSCOPES (Tử vi – Phong thủy – Tarot – Dịch lý)
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành Trong Tử Vi
Học thuyết Âm dương được thể hiện rất đầy đủ trong kinh dịch. Cái gọi là thái cực sinh lưỡng nghi, thái cực là chỉ trạng thái hỗn độn lúc ban đầu của vũ trụ, là thể hỗn độn của trời đất, càn khôn, cương nhu, âm dương, có thể mãi mãi phân thành hai, lưỡng nghi chỉ sự trời đất, mở rộng ra là chỉ tất cả sự vật đều có thể phân thành hai , chỉ sự tương đối của tất cả sự vật hiên tượng
1. Về Âm dương
Ví dụ: Âm dương trong hiện tượng xã hội
-Nam là dương còn nữ là âm
-Quân tử là dương còn tiểu nhân là âm
2. Về Ngũ hành
Học thuyết ngũ hành cho rằng, tất cả sự vật trên thế giới đều do sự vận động biến hóa của 5 vật chất cơ bản là:
Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ) tạo nên, thế giới chỉ là một trạng thái vận động tương sinh và tương khắc của ngũ hành mà thôi.
Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau.
Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên
Nước nuôi dưỡng cây trồng ( Thuỷ sinh mộc – màu xanh)
Gỗ cháy sinh ra lửa ( Mộc sinh hoả – màu đỏ)
Lửa cháy hết thành than ( Hoả sinh thổ: Màu vàng)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)
Kim loại nung chảy thành nước ( Kim sinh thuỷ – màu đen)
Ngũ hành tương khắc (lẽ xưa nay)
Cây phá đất mà mọc lên ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)
Đất có thể ngăn nước ( Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)
Nước có thể dập lửa ( Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)
Lửa có thể đốt cháy kim loại ( Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).
Ngũ hành chế hoá: Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.
Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ
Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim
Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ
Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc
Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả
Ngũ hành là nền tảng cơ bản của bộ môn khoa học tâm linh, tử vi sử dụng học thuyết ngũ hành trong rất nhiều yếu tố của mình như: cung, sao, mệnh .v.v.v
Thiết Kế Nhà Phố Hợp Phong Thủy: Cổng Cửa, Hành Lang, Các Phòng
Phong thủy nhà phố, chiều dài theo phong thủy, chiều rộng hành lang, phong thủy mái, cổng cửa, mặt tiền, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, số bậc cầu thang trong nhà.
1. CÁCH THIẾT KẾ XÂY NHÀ PHỐ HỢP PHONG THỦY
Nhà phố là loại hình nhà phổ biến đặc biệt ở khu vực thành thị với diện tích xây dựng hạn chế, thường là đất phân lô mặt phố. Vì vậy, việc thiết kế các mẫu nhà phố là giải pháp duy nhất cho không gian nhà hẹp chiều ngang, chiều sâu lớn.
Đặc trưng của các thiết kế nhà phố là đa phần chỉ có 1 mặt tiền, xung quanh bị bao bọc áp sát bởi các căn nhà khác. Cho nên không gian nhà phố thường hạn chế về khả năng lấy sáng và gió và phong thủy sẽ thiếu cân đối, hài hòa nếu như không biết cách lựa chọn thiết kế nhà phố hợp phong thủy. Vì vậy việc xem phong thủy nhà phố đẹp là cần thiết để bạn có những cách bố trí phong thủy cho nhà phố hợp mang lại tài vận tốt lành, tránh phạm những kiêng kỵ.
Thiết kế nhà phố tại hải phòng sẽ chia sẻ bí quyết thiết kế nhà phố theo phong thủy hút lộc tài và không gian hợp lý, tiện ích trong sinh hoạt.
Thiết kế nhà phố hợp phong thủy giúp mang lại tài vận, vượng gia
Chiều rộng nhà phố, chiều dài nhà phố theo phong thủy hay bao nhiêu là tốt? Phong thủy trong xây dựng nhà phố theo quan niệm truyền thống cần được tính toán kỹ lưỡng từ tổng thể diện tích dài rộng của căn nhà, từng không gian phòng ngủ, thờ, khách, bếp, chiều rộng hành lang nhà phố…
Bởi trong quan niệm phong thủy thì kích thước nhà ở ảnh hưởng đến yếu tố may mắn, tài vận của căn nhà. Thậm chí kích thước cột kèo, cửa chính, phụ, cửa sổ cũng được tính toán để đảm bảo có được chiều dài, chiều rộng chuẩn nhất. Vì vậy, phong thủy xây dựng nhà phố trước đây được tính toán rất kỹ về yếu tố chiều rộng, chiều dài, chiều cao… theo cách sau:
Kích thước nhà ở nói riêng và kích thước chiều rộng, dài nhà phố theo phong thủy được tính dựa theo đơn vị đo chiều dài là bước.
Trong đó 1 bước = thước 5 tấc, 1 thước = 0.4m tương đương với 1 bước = 1.8m theo thước gỗ của bộ công thời cổ đại.
Trong đó, mỗi bước sẽ tương ứng với 1 trực trong 12 trực đó là: 1 bước trực Kiến, tương tự từ 1 đến 12 bước là các trực: 1 Kiến, 2 Trừ, 3 Mã, 4 Bình, 5 Định, 6 Chấp, 7 Phá, 8 Nguyên, 9 Thành, 10 Thu (Thâu), 11 Khai, 12 Bế.
Trong đó mối trực có ý nghĩa khác nhau, có trực tốt và có trực xấu và thường chiều rộng, chiều dài nhà phố theo phong thủy được tính dựa vào:
Chiều dài nhà phố theo phong thủy: số bước trong nhà hợp với trừ, định, chấp, nguy, khai, kiến sẽ may mắn.
Chiều rộng nhà phố: không phạm các trực mãn, bình, thu, bế
Dựa vào tính toán quy đổi theo đơn vị bước cổ xưa thì được quy đổi ra đơn vị “mét” thước đo hiện đại thì (chiều sâu) chiều dài nhà chuẩn phong thủy, mang thịnh vượng, may mắn là: 3.6m, 9m, 10.8m, 14.4m, 19.8m. Hoặc trong điều kiện thực tế nếu không đạt được các kích thước đẹp nhất trên thì chỉ cần tính toán để không phạm phải các trực Mãn, Bình, Thu (Thâu, Bế).
Hiện nay, các thước đo chiều dài kéo cũng có ghi gõ các trực trên thước để người dùng không phải vất vả tính toán quy đổi mà có thể đo ngay ra được các kích thước chiều dài chiều rộng nhà đẹp nhất.
Mặt khác, hiện nay với nhiều người kích thước chiều rộng, chiều dài nhà phố hay các loại nhà khác theo phong thủy không còn quá quan trọng mà chỉ cần đảm bảo tính thẩm mỹ, hợp với với kích thước đất xây dựng thực tế và chỉ cần chú ý đến kích thước thông thủy trong nhà (kích thước cửa cổng, giếng trời) là đã đảm bảo về phong thủy.
Mái nhà không chỉ có chức năng che mưa, che nắng và tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà còn có thể tạo ra nền tảng phong thủy tốt cho nhà ở. Phong thủy mái nhà được xem là nơi có thể tụ khí nên ảnh hưởng tới cuộc sphố, vận mệnh của các thành viên trong nhà. Vì vậy, trong phong thủy nhà phố cấp 4, 2 tầng… sẽ không chỉ quan tâm tới vấn đề thẩm mỹ, tính năng mà sẽ cần có được thiết kế mái hợp phong thủy.
Dưới góc độ phong thủy khi xây nhà phố thì mái nhà khá quan trọng và đánh giá dựa trên tương quan mái nhà với căn nhà và độ nhọn của mái. Theo phong thủy ngũ hành, nhà và mái nhà có tương quan khá tốt bởi mái nhà là hành Hỏa còn không gian nhà phía dưới là hành Mộc, mà Mộc sinh Hỏa thì khá tốt.
Vì vậy, độ nhọn của mái sẽ có tác động đến phong thủy mái nhà phố, mái không nên quá nhọn khiến Hỏa quá vượng (hỏa khí xung thiên), dễ gây căng thẳng trong gia đình, tâm lý nóng vội. Độ dốc của mái nhà hợp lý nên dưới 45 độ là tốt nhất.
Cách thiet ke nha pho tai hai phong hợp phong thủy mái nhà phố đẹp, tăng may mắn
Mặt tiền nhà ở là diện mạo của toàn bộ căn nhà và xét trên phương diện phong thủy mặt tiền nhà phố có thể ảnh hưởng tới công danh, tài lộc, cuộc sphố của gia chủ và các thành viên của gia đình. Do đó, việc xem phong thủy mặt tiền nhà phố để có cách bố trí phù hợp là cần thiết. Khi trang trí mặt tiền nhà phố phong thủy cần lưu ý các vấn đề sau:
Bố trí hài hòa các chi tiết và đặc biệt tránh trang trí quá cầu kỳ phức tạp khiến cho nó không đạt được thẩm mỹ và tạo nên vận khí không tốt cho gia chủ.
Cân đối kỹ lưỡng với khung cảnh xung quanh: phù hợp với địa hình, địa thế, cây xanh… để không gian mặt tiền nhà phố trở nên sinh động, hấp dẫn và cân bằng không gian, tốt cho vận phong thủy.
Việc trang trí mặt tiền nên quan tâm tới các hình thế chuẩn thẩm mỹ và đảm bảo phù hợp với hình dạng theo ngũ hành với tuổi mệnh gia chủ như: mệnh thủy (lượn sóng, mệnh hỏa nhọn) tránh nặng nề… Đặc biệt tránh trang trí, sơn màu… mà khi nhìn vào nó các hình dạng không may mắn như: chữ L ngược, chữ X, tam giác, chữ Z vì đây là các hình thế không tốt về mặt phong thủy nhà ở.
5. CỔNG, CỬA TRONG THIẾT KẾ NHÀ PHỐ HỢP PHONG THỦY
Những nhà phố đẹp theo phong thủy không thể không tính toán đến yếu tố cổng và cửa nhà đảm bảo các tiêu chí phong thủy bởi nó là nơi đón nhận năng lượng cho toàn bộ không gian. Tuy nhiên, do mặt bằng không gian xây dựng nhà phố rất khó để thay đổi hướng cửa, cổng nhà phố nhà theo phong thủy bởi chỉ có 1 mặt tiền hoặc nhiều nhất là 2 mặt tiền để mở cửa. Do vậy, việc bố trí phong thủy cổng nhà phố, cửa nhà phố phải được tính toán kỹ và dựa trên các nguyên tắc sau:
– Cửa nhà phố hợp phong thuỷ cần tránh mở các cửa đối diện nhau, thẳng nhau. Đặc biệt là có tới 3 bộ cửa thẳng nhau sẽ khiến tạo nên phố hút khí gây mất căn bằng âm dương.
– Lựa chọn kích thước cửa khác nhau theo từng không gian phòng như nên bố trí chiều dài, chiều rộng cửa chính nhà phố lớn hơn so với các cửa phòng ngủ, phòng làm việc… Cửa nhà phố khu vực cầu thang, hành lang,lối vào phòng tránh mở nhiều cửa hoặc kích thước cửa rộng quá dễ hút gió quá mức.
– Cửa nhà phố không nên gần nhau ở tất cả các tầng vì mỗi không gian nhà ở sẽ có hướng hút khí khác nhau, gió trên cao lớn, hay bị che lấp. Vậy nên bố trí cửa theo thực tế không nên theo khuôn mẫu giphố nhau ở bất cứ tầng nào.
Bố trí cửa thiet ke nha pho o hai phong hợp phong thủy cần tránh việc dối diện cửa cổng với nhau
– Cửa phòng thờ tránh thẳng với sân phơi, giặt giũ
– Phòng ngủ có cửa ra ban công nên bố trí cửa ở cuối chân giường
– Cửa ra vào phòng vệ sinh tránh mở ngay ở đầu giường, hay phòng ăn…
– Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.
– Nhà phố có sân rộng thì cổng nhà phố và cửa chính nên tránh thẳng hàng mà nên bố trí lệch nhau.
– Cửa bếp tránh thẳng với miêng bếp nấu
– Nếu bố trí nhà để xe trước nhà phố nên làm thêm của phụ hoặc rào thấp để tạo sự tắc biệt không gian và giúp tăng khí tốt, giảm tác động xấu từ khu vực để xe, khí thải không tốt về phong thủy.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến kích thước cửa thông thủy có chiều dài rộng theo quy tắc phong thủy thước lỗ ban để có thể chọn được kích thước cửa tốt nhất.
Cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà cửa bởi nó được xem là điểm tụ khí của không gian. Vì vậy trong phong thủy cầu thang nhà phố sẽ cần quan tâm đến chiều dài cầu thang nhà phố tức số bậc như thế nào là chuẩn theo phong thủy.
Đối với nhà phố khu vực giữa nhà nên tránh đặt cầu thang: Khu vực trung cung (giữa nhà)đây là khu vực thuộc hành thổ và cai quản các cung còn lại trong. Trong khí đó, cầu thang đi lên thuộc tính hành Mộc khắc Thổ (trung cung) nên tránh. Cầu thang nhà phố hợp phong thủy nên bố trí theo chiều dọc nhà để tiết kiệm không gian và hợp phong thủy.
Cách xây nhà phố theo phong thủy thì vấn đề cầu thang sẽ được áp dụng theo quy tắc tính bậc cầu thang cho nhà ở với bất cứ loại nhà. Theo phong thủy nhà ở sổ bậc cầu thang nhà ở nên thuộc cung “sinh” là tốt nhất. Quy ước cách tính bậc cầu thang đó là: Bậc 1 Sinh, 2 lão, 3 bệnh, 4 tử và hết vòng thì quan Lại. Nói cách khác công thức tính bậc cầu thang phong thủy cho nhà phố, nhà biệt thự, nhà vuông.. sẽ như nhau đó là: 4n+1.
Nhưng cần lưu ý cần nhớ khi chọn số bậc cầu thang đối với nhà nhiều tầng đó là tránh bậc sinh quá nhiều bởi sinh quá nhiều thì thành sát khí. Ví dụ như nhà 5 tầng và mỗi tầng đều 21 bậc cầu thang thì tổng công là 84 bậc lại trở thành tử. Do đó có thể từ tầng 1 lên tầng 2 là sinh, từ tầng 2 lên tầng 3 là lão thay vì chỉ chọn cung sinh toàn bộ.
Mẫu thiết kế, bố trí cầu thang nhà phố hợp phong thủy, tránh xung kỵ
Ngoài yếu tố số bậc thì cũng cần tính toán đến cách bố trí bậc cầu thang lên xuphố thuận lợi thoải mái, an toàn khi sử dụng theo khoa học:
Chiều rộng cầu thang: 0,9 đến 1,2m
Độ dốc cầu thang không quá dốc: nên tính theo tính theo công thức 2h + b = 60cm (h là chiều cao bậc thang; b chiều rộng bậc thang). Thường độ cao của bậc cầu hang là từ 15c – 18cm và bề rộng của mặt bậc cầu thang 24 – 30cm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thiết Kế Logo Phong Thủy Đẹp Thuận Âm Dương Hợp Ngũ Hành trên website Duanseadragon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!