Đề Xuất 3/2023 # Thế Giới Tâm Linh (13) # Top 4 Like | Duanseadragon.com

Đề Xuất 3/2023 # Thế Giới Tâm Linh (13) # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thế Giới Tâm Linh (13) mới nhất trên website Duanseadragon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Posted on by hongoccan2017

MỘT NHÀ CÓ 3 CON GIÁP

MỘT NHÀ CÓ 3 CON GIÁP

HỢI – MÃO – THÌN

Tiền tài đến một cách tình cờ

Chỉ cần gia đình nào có người thân thuộc 3 con giáp này thì mọi chuyện sẽ hóa rủi thành lành

Trong cuộc sống này không gì quý hơn tình thân, anh chị em máu mủ ruột thịt. Bởi dù đi đâu, làm gì thì nhà vẫn là nơi duy nhất chúng ta có thể quay về mà không phải đắn đo suy nghĩ. Từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành, ai cũng có lúc vấp phải khó khăn trong cuộc đời. Những lúc như thế này thì chỉ có cha mẹ, anh chị em hay thậm chí là vợ chồng mới là người giúp chúng ta trải qua kiếp nạn, đồng hành cùng chúng ta vượt qua giông bão.

1/- Tuổi Hợi : Trong số 12 con giáp, tuổi Hợi được xem là tuổi sung sướng nhất. Chính vì vậy những người thuộc tuổi này trời sinh có vận mệnh giàu có cùng sự đối đãi hậu thuẫn của thượng đế.

Nếu như trong gia đình bạn có người thân thuộc con giáp này thì giống như trong nhà có một “nồi vàng”. Không chỉ đơn giản mang đến tài lộc, mà những người tuổi Hợi còn mang đến cả vận may và hạnh phúc.

Họ không chỉ có khả năng đem tài vận lớn đến cho gia đình, mà còn khiến vận may của gia đình ngày càng tăng cao. Có đôi lúc khó khăn, nhưng nếu có tuổi Hợi trong nhà thì mọi thứ sẽ qua hết, kể cả cha mẹ, con cái đều được họ bảo bọc, che chở.

2/- Tuổi Mão : Những người tuổi Mão trời sinh có trí thông minh và óc sáng tạo tuyệt vời. Họ có một nguồn sinh lực vô cùng dồi dào và sẽ đạt được nhiều thành tựu trong xã hội. Với những “tài sản” mà tuổi Mão có được, bao gồm vật chất và tinh thần thì họ hoàn toàn có khả năng chăm sóc và cung ứng một đời cho gia đình của mình.

Gia đình có khó khăn, có sóng gió, nhưng chỉ cần tuổi Mão may mắn, có vận mệnh tốt thì mọi thứ cũng sẽ tốt lên theo.

Tuổi Mão đa số sống tình cảm, họ không bao giờ vị kỷ cho riêng mình mà sẽ luôn nhìn lại gia đình, giúp đỡ gia đình thịnh vượng. Không những thế họ còn là niềm tự hào của cha mẹ, anh em khi làm được những điều tuyệt vời.

3/- Tuổi Thìn : Trời sinh những người tuổi Thìn có vận mệnh giàu có phú quý. Một khi có ý định làm ăn và dốc hết sức mình vào công việc họ ưa thích thì chắc chắn họ sẽ làm giàu.

Nếu như trong nhà bạn có người thân thuộc con giáp này, nhất định phải đối đãi thật tốt. Bởi vì họ không chỉ đem phúc lợi tài lộc mà còn có khả năng giúp cả gia đình thịnh vượng.

Tùy hoàn cảnh của từng gia đinh mà bạn có thể không thấy được điều đó, nhưng trong tử vi những người tuổi Thìn có khả năng mang đến vận may cho cả nhà, khiến các thành viên trong gia đình có cuộc sống ấm no. (theo TTVN)

NHỮNG CHUYỆN THẦN BÍ

NHỮNG CHUYỆN THẦN BÍ

VỀ LOÀI RẮN 5 ĐẦU

Tới nay, người ta vẫn chưa thể xác minh loài rắn này thật sự tồn tại hay chỉ là sản phẩm trong trí tưởng tượng của con người.

Rắn luôn là loài động vật gây tranh cãi trên thế giới. Với nhiều quốc gia, rắn là hóa thân của tà ác. Nhưng đối với một số nước phương Đông như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia… rắn đã trở thành một biểu tượng tâm linh và được tôn thờ. Người ta có thể bắt gặp hình ảnh rắn thần tại bất cứ đền, miếu nào.

H1: Tại Campuchia, rắn 5 đầu là hiện thân của thánh thần và là vị thần bảo hộ cho đất nước hưng thịnh. Có thể thấy, tượng rắn 5 đầu hoặc 7 đầu được khắc nhiều trên các khu di chỉ hoặc các đền miếu.

H2: Bức tượng thần rắn 7 đầu Naga đặt tại cổng vào đền Angkor Wat, Campuchia. Đây là vị thần bảo hộ trong truyền thuyết nước này.

H3: Tượng thần rắn Naga tại Thái Lan. Tại đây, rắn được coi như hồn của âm vật, là thần mẹ, mang lại may mắn cho con người.

H4: Tại Ấn Độ, rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử và thiêng liêng. Thậm chí, người Ấn còn dành riêng một lễ hội dành cho rắn vào tháng 8 hàng năm với tên gọi Naga Panchami.

H5: Cách đây một thời gian, bức ảnh chụp một chú rắn 5 đầu xuất hiện tại gần đền thờ Karnataka từng khiến dư luận xôn xao, có người tin rằng, rắn 5 đầu có thật nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó chỉ là sản phẩm của photoshop. H6: Chú rắn này bề ngoài trông giống hệt hổ mang bành, tuy nhiên thay vì chỉ có một chiếc đầu thì nó có tới 5 chiếc đầu.

H7: Dù bức ảnh bị nghi ngờ về độ xác thực nhưng trong tự nhiên, các nhà khoa học đã ghi nhận một trường hợp rắn 3 đầu mới và chú rắn này đã chết yếu khi còn nhỏ. H8: Một hình ảnh khác về chú rắn đột biến sở hữu hai chiếc đầu. H9: Dù vậy, bất luận rắn 5 đầu có thật hay chỉ xuất hiện trong truyền thuyết thì không thể phủ nhận được ý nghĩa của loài vật đặc biệt này về mặt tâm linh với mỗi người. (theo Đất Việt)

NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG ĐÓN

TẾT TRUNG THU NHƯ THẾ NÀO ?

Tết Trung thu sắp đến (đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm) là một trong những lễ hội lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…

H1: Là một trong những lễ hội truyền thống lớn được tổ chức hàng năm, Tết Trung thu ở một số nước châu Á có những phong tục vô cùng độc đáo.

H2: Người Nhật Bản đón Tết Trung thu vào ngày 5/8 âm lịch hàng năm. Vào ngày lễ này, người dân tổ chức nhiều hoạt động khá náo nhiệt. Người Nhật vừa ngắm trăng tròn vừa ăn những món ăn truyền thống, trong đó không thể thiếu món bánh gạo nếp.

H3: Trẻ em Nhật Bản vui Tết Trung thu với lễ hội rước cá chép vô cùng độc đáo. Một số nơi trên đất nước Nhật Bản như các miếu, điện thờ tổ chức những lễ hội ngắm trăng với quy mô lớn.

H4: Vào ngày Rằm tháng Tám, người Hàn Quốc tưng bừng đón Tết Trung thu có tên gọi lễ Chuseok. Đây là ngày lễ mang ý nghĩa hội mùa. Do vậy, người dân thường lựa chọn các sản phẩm mới thu hoạch được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo… để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên. H5: Lễ Chuseok diễn ra trong 5 ngày. Vào dịp lễ này, người dân Hàn Quốc cũng đi tảo mộ, sum họp gia đình và tặng quà cho những người thân.

H6: Người gốc Hoa ở Singapore cũng đón Tết Trung thu với nhiều hoạt động sôi nổi. Vào ngày lễ lớn này, các thành viên trong gia đình đoàn viên, quây quần bên nhau cũng như tỏ lòng biết ơn trời đất vì những cơ hội tốt mà mình may mắn có được. H7: Đặc biệt, người ta còn tặng quà cho người thân, bạn bè, đối tác kinh doanh… để thể hiện tấm chân tình và lời chúc phúc của mình.

H8: Vào ngày Rằm tháng Tám, người dân Thái Lan tổ chức lễ cúng trăng. Theo phong tục truyền thống, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ để thành tâm cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. (theo Tâm Anh tổng hợp)

Xuân Mai tổng hợp chuyển tiếp

NGỤ Ý THẦN BÍ

CỦA 21 LOÀI ĐỘNG VẬT

TRONG KINH PHẬT

Nhà Phật lấy Từ Bi làm trung tâm, coi hết thảy chúng sinh là bình đẳng, bao gồm cả động vật. Voi tượng trưng cho cao quý; Sư tử là ẩn dụ của dũng mãnh và vĩ đại; Rùa vàng thể hiện tính sinh tử niết bàn…

Giáo lý nhà Phật cho rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau. Nhưng vì quan hệ nhân quả nên hình thái sinh mệnh mới khác nhau mà thôi. Chư Phật căn cứ vào đặc tính khác nhau của chúng sinh mà thuyết Pháp với giáo lý khác nhau để độ chúng sinh thoát khỏi biển khổ luân hồi.

Trong các thuyết Pháp của Phật, ví dụ về động vật rất sinh động và hình tượng, trong đó, các câu chuyện ngụ ngôn về động vật khá thú vị và mang nội hàm sâu sắc. Đây cũng là một phương thức hữu hiệu để Đức Phật giáo hóa chúng sinh.

1/. Rồng : Trong kinh Phật, rồng là một trong bát bộ bảo vệ Phật Pháp. Kinh Phật viết rằng, họ nhà rồng có các loại khác nhau. Thủ lĩnh họ nhà rồng gọi là Long vương, có uy lực lớn mạnh nên được bảo vệ Phật.

Ngoài ra có một loại là “Phi Pháp hành long vương”, do không thuận theo Pháp, chuyên làm điều bất thiện, không kính Sa Môn và Bà La Môn, nên phải chịu quả khổ cát nóng đốt thân và chịu cái khổ bị chim Gia-lâu-la (Garuda) bắt ăn thịt. Trong các vua rồng, Ngũ đại long vương và Bát đại long vương là nổi tiếng nhất.

2/. Voi : Trong Phật giáo, voi tượng trưng cho sự cao quý. Phật giáo thường lấy vua voi để ngụ ý cử chỉ của Phật. Theo “Đại Bát nhã ba la mật đa kinh”, Phật có 80 tướng tốt, tiến dừng như vua voi, bước đi như vua ngỗng, dung nghi như vua sư tử.

Voi trắng ngụ ý không nhiễm chút phiền não, là tượng trưng cho chủng tính cao quý trong Phật giáo. Trong “Ma ha chỉ quán”, voi trắng sáu ngà đại diện cho sáu thần thông vô lậu của Bồ Tát. Voi có sức mạnh, biểu thị cho Pháp thân có năng lực lớn. Voi trắng sáu ngà biểu thị cho Lục độ (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ).

Trong các loài động vật, rồng và voi là loài có sức mạnh nhất ở dưới nước và trên mặt đất, do đó trong kinh điển thường gộp chung hai loài lại, lấy “Long Tượng” (rồng voi) để ví dụ rằng Bồ Tát có năng lực dũng mãnh hoặc uy nghi. Người đời sau còn mở rộng “Long Tượng” thành sức mạnh thiền định đặt biệt, hoặc ca ngợi các cao tăng đại đức, uy nghi, và trang nghiêm là “Pháp môn long tượng”.

3/. Sư tử : Sư tử là vua các loài thú, do đó rất nhiều kinh luận trong Phật giáo đều dùng sư tử để tỷ dụ Phật vô úy và vĩ đại. Như “Đại trí độ luận” có ghi, sư tử là vua loài bốn chân, độc bộ vô úy, có thể hàng phục tất cả. Phật cũng như vậy, ở giữa 96 ngoại đạo, Ngài hàng phục tất cả, do đó gọi là nhân sư tử.

Trong “Lược xuất kinh” viết : “Dưới gốc cây bồ đề, có được tất cả trí huệ vô tướng tối cao, dũng mãnh Thích Sư Tử (Sư Tử Thích Ca Mâu Ni dũng mãnh)”.

Phật thuyết Pháp bằng âm thanh vô úy, như tiếng gầm của sư tử, do đó cũng gọi Phật thuyết Pháp là “Sư tử gầm” (Sư tử hống). Ngoài ra, Pháp môn mà chư Phật Bồ Tát nhiếp hóa chúng sinh cũng gọi là “Sư tử Pháp môn”, tức là lấy vua sư tử để hiển thị công đức của chư Phật Bồ Tát.

Trong “Niết bàn kinh” lấy tiếng gầm của sư tử để liệt kê 21 việc, tương xứng với Pháp môn của Bồ Tát. “Bảo vũ kinh” liệt kê 10 thiện Pháp của Bồ Tát, so sánh với vua sư tử.

4/. Trâu : Trong Phật giáo, trâu cũng là động vật tượng trưng cho sự cao quý, có đủ uy nghi và đức hạnh. Trong 80 tướng tốt trên thân Như Lai, thì có một tướng là “bước đi an bình, như vua trâu (Ngưu vương)”.

5/. Ngựa : Trong 32 tướng của Phật, có một tướng là “Mã âm tàng tướng”, cũng gọi là “Âm mã tàng tướng”, “Mã vương ẩn tàng tướng”, có ý nghĩa là Phật đã siêu thoát khỏi dục vọng nam nữ, mà hiển thị ra Mã âm tàng tướng.

Các kinh điển Phật giáo thường dùng ngựa tỷ dụ tâm niệm của chúng sinh, như “Tâm viên ý mã” (Tâm vượn, ý ngựa), tức là tâm ý bất định, như con ngựa hoang điên cuồng chạy. Trong kinh điển cũng dùng ngựa ngụ ý phân biệt bốn loại căn cơ của chúng sinh. Trong “Tạp A hàm kinh” có liệt kê 4 loại ngựa, ví với 4 tầng thứ ngộ đạo của con người.

6/. Lừa : Trong kinh điển, sữa lừa và sữa trâu là tỷ dụ cho người có vẻ đúng mà thực ra là sai. Cũng giống như sữa trâu và sữa lừa, tuy giống nhau ở màu sắc, nhưng sữa trâu tích lại có thể thành bơ, sữa lừa tích lại thì thành phân.

Trong Thiền tông, lừa thường được ví với những người căn khí thấp kém. Ngoài dùng trong câu “Lư tiền mã hậu” (trước lừa sau ngựa) để chỉ trích việc học người khác chỉ biết rập khuôn lời nói hành vi của người ta, mà không có bản sắc độc đáo riêng của mình. Thiền tông còn dùng “Cầu (hoặc Kiệu) yên lừa” để tỷ dụ sự ngu muội, không biết phân biệt thật giả.

7/. Lạc đà : Trong kinh điển, lạc đà tượng trưng cho tâm tính khó điều phục được, hoặc đại diện cho tâm tư rối loạn, chỉ tâm niệm tùy theo lục căn chạy theo ngoại cảnh, không thể nào ở yên một chỗ được. Trong “Ma ha chỉ quán” viết: “Người tâm rối loạn, là cái ác trong những cái ác, như voi say không khóa, giẫm nát hồ hoa, như lạc đà chọc mũi, lật đổ gùi hàng”.

8/. Dê : Các kinh điển Phật giáo thường dùng dê để so sánh kẻ phàm phu không phân biệt được thế gian pháp với tu hành, lúc nào cũng buông thả tam độc “tham, sân, si”, tham ngũ dục “sắc, thanh, hương, vị, xúc”.

Trong “Đại trí độ luận”, dùng “Mắt trâu dê” để nói mắt phàm tục. Thiền tông dùng “dê chạm mũi” để tỷ dụ người học mê muội không biết Pháp. Vì mắt dê không phân biệt được thức ăn, cái gì chạm vào mũi là ăn, nên mới dùng nó để tỷ dụ.

9/. Lợn : Trong Phật Pháp, Lợn tiêu biểu cho tính ngu si của sinh mệnh. 10/. Chó : Trong Phật Pháp, chó đại diện cho nhị độc “Tham, sân”. 11/. Mèo : Trong Thiền tông, mèo được ví với người hoàn toàn vô tri mù tịt về giáo lý nhà Phật. Như “Mèo đen bò trắng” chỉ động vật không biết gì, dùng để tỷ dụ người không hiểu Phật Pháp.

12/. Chuột : Trong kinh Phật thường có 2 loại chuột màu đen và trắng để tỷ dụ thời gian, ý nói sinh mệnh vô thường. 13/. Khỉ : Do tâm tính hiếu động, nông nổi, khó bắt, khó điều phục, thường bỏ một lấy một, cho nên trong kinh điển thường dùng khỉ để tỷ dụ tâm xằng bậy của kẻ phàm phu. 14/. Hươu : Theo “Tỳ nại da tạp sự”(Các câu chuyện ở Vinaya) ghi chép, Phật trong đời quá khứ đã từng là vua hươu, vì cứu bầy hươu nên đã mất đi tính mạng, và khi lâm chung đã phát nguyện rằng, sau này trở thành Vô Thượng Chính Đẳng Giác sẽ độ hươu thoát khỏi lưới sinh mệnh.

15/. Thỏ : Thỏ trong “Nhất thiết trí quang minh tiên nhân từ tâm nhân duyên bất thực nhục kinh” (Kinh tất cả các tiên nhân trí sáng suốt, các nhân duyên từ tâm không được ăn thịt) chép : Trong các đời của Phật, Ngài đã từng là vua thỏ, vì để Phật Pháp có thể ở lâu dài với thế gian, vua thỏ tự nguyện nhảy vào trong lửa, cúng dường tiên nhân, tiên nhân do đó mà đau buồn, phát nguyện sẽ không ăn thịt nữa

Kinh Phật cũng dùng lông thỏ biểu thị hiện tượng vật chất cực kì vi tế, như “Bụi lại có bụi nhỏ, bụi nước, bụi lông thỏ, bụi lông dê…”. Kinh Phật còn dùng “Lông rùa sừng thỏ” để tỷ dụ những cái không thể có được.

16/. Rùa : Kinh Phật thường dùng rùa vàng (Kim quy) để ví với Phật tính thấu hiểu sinh tử, nghĩa là có thể đến bờ biên kia của cõi niết bàn. Thuyết rằng con người nếu hiểu Phật tính sẽ có thể bơi qua biển sinh tử,  tới cõi niết bàn, giống như rùa có thể bơi dưới nước và lên trên cạn vậy. Ngoài ra trong kinh Phật còn dùng “Quy tàng lục” (Rùa thu giấu 6 bộ phận thân thể) để ví với việc Phật tử nên giữ gìn lục căn thanh tịnh, giống như rùa giữ gìn đầu, đuôi và tứ chi của mình. Quy tàng lục gồm :

1/. Rùa thu giấu đầu ví với chúng sinh giữ cho mắt mình luôn thanh tịnh.

2/. Rùa thu giấu chân trái trước, ví với chúng sinh giữ gìn đôi tai của mình, không nghe những âm thanh tạp loạn, mê hoặc bên ngoài thì tất cả những điều trần tục không thể làm rối loạn tâm can.

3/. Rùa thu giấu chân phải trước ví với chúng sinh giữ gìn chiếc mũi của mình, không ngửi những hương vị nơi phàm trần, thì tất cả mùi hương nơi phàm trần cũng không thể nhiễu loạn tâm trí.

4/. Rùa thu giấu chân trái sau ví với chúng sinh giữ gìn chiếc lưỡi, vị giác của mình, không nếm bất kể mùi vị gì, thì tất cả các mùi vị trên cõi thế gian cũng không thể xâm phạm.

5/. Rùa thu giấu chân phải sau, ví với chúng sinh giữ gìn thân thể, không động chạm thì tất cả xúc giác phàm tục cũng không thể làm hại mình.

6/. Rùa giấu đuôi, ví với chúng sinh giữ gìn ý niệm, không biết tới pháp nơi trần tục thì tất cả các pháp ấy cũng không thể nhiễu loạn tâm ý chúng sinh.

17/. Sài (chó rừng), lang (chó sói) : Phật giáo thường dùng hai loại động vật này để tỷ dụ địa ngục ghê sợ. Như trong 16 tiểu địa ngục thì có “Sài lang địa ngục”. Trong đó, chó rừng và chó sói tranh nhau cắn xé tội nhân, làm thịt nát xương tan, máu chảy như nước, vô cùng đau khổ. Trong kinh Phật cũng dùng “sói tham” để hình dung mức độ tham dục quá mức như đặc tính của sói vậy.

18/. Công : Do công có thể ăn tất cả các loài trùng độc nên trong kinh điển Phật giáo, công thường tượng trưng cho Bản Tôn (Phật, Bồ Tát) có thể nhận hết ngũ độc, phiền não của chúng sinh.

Trong “Bạch bảo khẩu sao” có ghi, đuôi công biểu thị trừ tai họa, đuôi công 3 cọng biểu thị giũ bỏ tam độc tham, sân, si, để đắc chứng Tam bộ Như Lai. Đuôi công 5 cọng biểu thị giũ bỏ phiền não ngũ thức nhãn, nhĩ, tị, thiệt, ý (Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý), để đắc chứng quả vị Ngũ trí viên giác.

19/. Ngỗng : Trong kinh điển nhà Phật thường dùng vua ngỗng để tỷ dụ lúc Phật bước đi, dáng vẻ an tường, chậm rãi. Như “Ương quật ma la kinh” (Kinh Angulimala) có ghi, “Lúc đó, Thế Tôn như vua ngỗng an tường bước đi 7 bước”. Trong “Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh” (Kinh Kinh Hoa Nghiêm Phật Đại Phương Quảng) thì đưa ra vua ngỗng trên trời có 5 chủng công đức:

1/- Cảm hóa, hòa hợp tùy thời – 2/- Tiếng kêu vô úy – 3/- Ăn vừa đủ thích hợp – 4/- Tâm không phóng túng an dật – 5/- Không nghe lời xiểm nịnh của các loài chim.

20/. Gà : Trong kinh điển Phật giáo, gà là một trong 12 con giáp. Theo “Đại phương đẳng đại tập kinh – tịnh mục phẩm” (Tập kinh Đại Phương Đẳng – phần đôi mắt thanh tịnh) có ghi: 12 con giáp cứ 12 ngày ngày lại đổi phiên canh gác một lần, thường là 12 con giáp đi khắp nơi giáo hóa chúng sinh tại Diêm Phù Đề.

12 con vật giáp là do Bồ Tát hiển hiện nhằm giáo hóa độ chúng sinh. Trong suốt một ngày một đêm sẽ có một con vật đi khắp nhân gian cảm hóa chúng sinh; những con vật còn lại thì cư ngụ một cách yên ổn, cứ quay vòng luân phiên như vậy. Trong kinh điển Phật giáo cũng từng dùng hình ảnh chú gà vàng để ví với bản thân chúng sinh vốn đã có tâm thanh tịnh. Trong “Tạo tượng độ lượng kinh” (Kinh độ lượng tạo hình) thì lấy hình ảnh “khuôn mặt tròn như trứng gà” để hình dung gương mặt của Bồ Tát.

21/. Bồ câu : Bồ câu cũng là động vật thường thấy trong các kinh điển Phật giáo. Như khi hiển thị đồ hình luân hồi “Ngũ thú sinh tử luân” của chúng sinh nơi ngũ thú, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, trời, sinh tử lưu chuyển không ngừng, bồ câu biểu thị cho phiền não của lòng tham.

Yên Huỳnh chuyển tiếp

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Thế Giới Nội Tâm Được Bộc Lộ Qua Dáng Đi

Những người có tướng này thường mạnh mẽ và có niềm tin vào các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, họ không nhận thức được sự thay đổi của môi trường xung quanh.

2. Dáng đi nhanh

Người có dáng đi vội vàng thường dễ tuyệt vọng. Đây cũng là người thiếu kiên nhẫn. Họ tuy dũng cảm và trung thực nhưng lại thiếu năng động và dễ dàng bỏ qua tiểu tiết.

3. Dáng đi hơi nghiêng

Những người này sống nội tâm, hay dỗi, nhút nhát. Khi tiếp xúc với người khác giới, họ dễ đỏ mặt, sống thiên về cảm xúc. Họ thường đạt được những thành tích cao nhưng lại khiêm tốn, không thích khoe mẽ.

4. Dáng đi kéo lê không dứt khoát

Một người đi luôn cúi đầu, bước chân kéo lê không dứt khoát thường thiếu tự tin và không thích mạo hiểm.

5. Dáng đi nhanh với những bước nhỏ

Đây là người thô lỗ, thường nghĩ ra nhiều lý do để bao biện cho hành động của mình.

6. Dáng đi bộ nhàn nhã

Người có tướng đi nhàn nhã, nếu là phụ nữ thường sẽ mạnh mẽ, độc lập và giản dị.

7. Tay để trên hông, cơ thể nhẹ nhàng bước về phía trước

Người này luôn muốn chọn con đường ngắn nhất, nhanh nhất để đạt được mục tiêu. Họ thường có khả năng vận động tốt.

8. Đầu cúi, hai tay siết chặt sau lưng khi đi bộ

Đây là người chú trọng tiểu tiết, thường thiếu quyết đoán, dễ đánh mất cơ hội. Tuy nhiên, nếu xét về mặt tích cực, họ có cuộc sống thanh thản, tránh xa khỏi vòng xoay khắc nghiệt của xã hội.

9. Bước ngay theo sau bước đi của người khác

Đây là tướng đi bộ của những người cấp dưới. Họ theo sau người khác và cố đi làm sao để theo kịp cấp trên của họ. Những người này thường có tính kỷ luật và ý thức tập thể cao.

10. Hay vặn thắt lưng khi đi bộ

Người thích vặn thắt lưng cho đỡ mỏi khi đi bộ thường cao thượng, ấm áp, tốt bụng, dễ bắt chuyện. Nếu là phụ nữ có thể coi là người phóng đãng và phù phiếm. Nhưng nếu là nam giới, tướng này lại là những anh chàng quyến rũ và vô cùng hấp dẫn.

11. Tướng đi bộ tay chân phối hợp

Là người có kỷ luật và ý chí mạnh mẽ, có khả năng tổ chức nhưng cũng độc đoán và độc tài. Họ thường bướng bỉnh và có những quan điểm cứng nhắc trong cuộc sống.

12. Tướng đi bộ tay chân thiếu sự phối hợp

Chân đi bộ nhưng tay thì cứng nhắc, có cảm giác thừa thãi là người đa nghi, thận trọng, thiếu quyết đoán và sống không có kỷ luật, trách nhiệm.

13. Tướng đi như viết chữ

Những người này thường rất thông minh, nhưng lại lặng lẽ, thích tạo bất ngờ, đạo đức giả, bảo thủ và thường có ít bạn bè thân thiết.

14. Đi bộ với tốc độ hỗn loạn

Đây là những người rộng rãi, cẩu thả, có thể trở thành những người bạn tốt.

15. Phát ra âm thanh khi đi bộ

Người này mạnh mẽ, có cái nhìn lạc quan trong cuộc sống. Họ thường tham vọng và sống tích cực, ngăn nắp, gọn gàng, sống theo cảm xúc. Đây là mẫu người yêu và bạn đời lý tưởng mà ai cũng muốn.

16. Đi rất nhẹ nhàng

Dáng đi bộ như đang thư giãn cho thấy người này được sinh ra trong gia đình có giáo dục và giàu có. Nam giới có tướng này hay nhút nhát, thiếu tiến bộ và lý tưởng, thích cuộc sống bình yên. Nữ giới có tướng này thường là lựa chọn số một của cánh mày râu khi kết hôn.

17. Vừa đi vừa nhảy nhót

Đây là người không biết che giấu cảm xúc, ngây thơ, sống thật thà và thường có rất nhiều bạn tốt. Họ lãng mạn nhưng cũng hay tỏ ra lúng túng trong tình yêu.

18. Đi bộ luôn ngẩng cao đầu

Đây là người luôn hướng về phía trước. Những người này thường thích mình là trung tâm. Họ rất chú ý về hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Họ có khả năng tổ chức nhưng lại thiếu hành động.

19. Dáng đi không vững vàng

Những người này nhìn có vẻ là người phóng đãng, thực chất họ rất ấm áp và chân thành. Nếu là nữ giới, họ có trái tim nồng nhiệt, cao thượng, vị tha nhưng lại quá coi trọng vẻ bề ngoài.

20. Dáng đi xoắn quẩy

Họ luôn khiến những người xung quanh vui vẻ, thích tạo cảm giác bất ngờ cho người khác. Điểu yếu của họ là không mấy sáng tạo trong công việc.

21. Đáng đi kiểu “Mehico”

Khi đi bộ, họ thường nâng cao cằm, tay dang ra hai bên như đang bay, di chuyển khá chậm và có vẻ nặng nề. Những người này thường gây ấn tượng cho mọi người bởi dáng đi bộ của họ. Họ cũng là tuýp người tự mãn và cao ngạo.

22. Đi bộ điên cuồng

Hầu hết những người như vậy đều rất thô lỗ. Họ thẳng thắn, muốn có nhiều bạn bè. Tuy nhiên, việc kết bạn của họ thực sự khó, bởi họ không bao giờ chú ý cảm xúc của người xung quanh nên bị mất điểm trong mắt mọi người.

23. Đi chậm, bước đi ngắn

Người có tướng đi này thường trung thực, thẳng thắn, dễ thương nhưng lại không phải người tinh tế. Việc không suy nghĩ kỹ trước khi nói khiến họ mất đi những cơ hội tốt trong mọi việc.

24. Đi chậm, bước đi dài

Tướng đi này cho thấy họ là người nhàn nhã, ung dung. Tuy nhiên, khi gặp phải việc gì đó, họ lại thiếu sáng kiến và thích phó mặc mọi chuyện cho số phận.

25. Dáng đi thong thả

Những người này khi đi bộ thường không chú tâm bước đi mà tập trung suy nghĩ chuyện gì đó. Điều đó có nghĩa, họ là người bất cẩn, hay quên, nhưng hào phóng và thường nổi tiếng, giàu có. Họ thích những nơi náo nhiệt; vì sợ cô đơn nên hay nói nhiều; thích diễn thuyết; suy nghĩ đơn giản và ưa thích các hoạt động ngoài trời.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Sức Mạnh Tâm Linh Trong Hiệu Quả Phong Thủy

SỨC MẠNH TÂM LINH TRONG HIỆU QUẢ PHONG THỦY

Những người thiên về đời sống tâm linh là những người luôn tìm tòi và phát huy tối ưu hóa những năng lực tinh thần, nên thuật ngữ tâm linh dùng để chỉ những hoạt động tinh thần.

Tinh thần là yếu tố kiểm soát mọi biến cố xảy đến với bạn, khi kiểm soát khí và vùng khống gian sống bạn sẽ hiểu được nhiều điều vượt xa cả thái độ, hành động hành vi ngôn ngữ và cả phản xạ của bạn.

Nguồn khí và không gian sống ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mỗi người, chính vì vậy cần phải khai thác tối đa nguồn năng lực tinh thần để chúng ta có thể thích ứng tốt được với môi trường xung quanh.

Để khai thác được nguồn sức mạnh của năng lượng âm chúng ta cần phải thực hành phong thủy tinh thần. Khi nội tâm, tâm linh của bạn vững mạnh và tích cực thì những gì bạn làm để cải thiện phong thủy của không gian sống nhà bạn sẽ rất hiệu quả, nên chỉ cần đặt một biểu tượng may mắn trong phong thủy ở một nơi nào đó trong nhà chắc chắn sẽ mang lại ý nghĩa về sức mạnh to lớn theo niềm tin của bạn.

Khi bạn cảm nhận được sức mạnh của tâm linh trong việc đẩy mạnh hiệu quả của thực hành phong thủy thì chắc chắn những trạng thái và tâm trạng sẽ vượt lên trên hết những ảnh hưởng xấu, giúp xua tan trạng thái tiêu cực trong bạn. Lúc này thất bại đối với bạn không còn là chuyện lớn mà chỉ còn là quá khứ, tất cả những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài cũng không thể cản trở bạn vươn lên. Song song với việc thực hành phong thủy trong không gian sống, phong thủy tâm linh cũng góp phần tạo nên mảng màu khác cho phong thủy, điều này giúp khuếch đại khả năng thành công cũng như tài vận trong cuộc sống của bạn lên rất nhiều lần.

4 Quy Tắc Tâm Linh Của Người Ấn Độ

Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta.

1. Quy tắc đầu tiên: “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp” Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, gặp gỡ đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại. Vì vậy, hãy tôn trọng và coi trọng những người mà chúng ta gặp gỡ!

Bài học cuộc sống: 4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ​

2. Quy tắc thứ hai: “Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra” Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất. Không có: “Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi…, thì nó hẳn đã khác đi. “ Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta có thêm bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.

3. Quy tắc thứ ba: “Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm” Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn. Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.

4. Quy tắc thứ tư: “Những gì đã qua, cho qua” Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thế Giới Tâm Linh (13) trên website Duanseadragon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!