Đề Xuất 3/2023 # Phong Thủy Cửa Đi Chính – Mang Tài Lộc Vào Ngôi Nhà Bạn # Top 8 Like | Duanseadragon.com

Đề Xuất 3/2023 # Phong Thủy Cửa Đi Chính – Mang Tài Lộc Vào Ngôi Nhà Bạn # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phong Thủy Cửa Đi Chính – Mang Tài Lộc Vào Ngôi Nhà Bạn mới nhất trên website Duanseadragon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có bao giờ bạn từng nghĩ về việc cánh cửa chính nhà mình nên mở trong hay mở ngoài chưa? Nếu bạn cho rằng, điều này không quan trọng và lựa chọn theo ý thích thì không tốt chút nào.

Cửa chính nên mở vào trong

Cửa chính là nơi bạn đón chào, mời chào những vị khách mời đến nhà. Do đó, khi cửa mở ra ngoài sẽ phá hỏng phong thủy của cả ngôi nhà.

là nơi bạn đón chào, mời chào những vị khách mời đến nhà. Do đó, khi cửa chính được mở vào trong thì biểu thị việc chào đón hoặc kéo năng lượng phong thủy vào nhà, thay vì đẩy nó đi nếu mở ra ngoài. Vì thế, nếu 1 cánhsẽ phá hỏng phong thủy của cả ngôi nhà.

 

Cửa trước nhà bạn có mở ra hoàn toàn và dễ dàng không, hoặc nó có bị chặn bởi những đồ vật đằng sau nó không? Thùng rác, những chiếc bình cũ hay những cây cảnh đã héo úa sẽ không mời năng lượng may mắn vào nhà bởi năng lượng đó sẽ bị trì trệ, ứ đọng lại, đồng thời, những “cơ hội” có thể sẽ không “mở” cho gia chủ. Trong thực tế, nó sẽ phá hủy phong thủy của toàn bộ ngôi nhà. Hãy loại bỏ những chướng ngại vật xung quanh cánh cửa, rồi xem triển vọng tương lai của bạn có thay đổi không.

Cửa trước mở ra tiền sảnh nhỏ

Một ngôi nhà nhỏ luôn mắc phải lỗi này, nếu cửa chính nhà bạn mở ra và bên trong là 1 bức tường sẽ rất mất thẩm mỹ, đồng thời sẽ ngăn chặn dòng năng lượng ở ngay phòng khách nhà bạn. Khi không gian tiền sảnh bên trong quá nhỏ, hãy treo đèn sáng phía trên cửa. Giữ đèn bật ít nhất ba giờ mỗi ngày. Bạn cũng có thể sử dụng một tấm gương để phóng to ảo giác về không gian tiền sảnh, nhưng hãy nhớ đặt nó không đối diện trực tiếp với cánh cửa, bởi nếu đặt như thế, gương sẽ đẩy năng lượng quay ngược trở lại. Hoặc đặt một tấm gương hấp dẫn và bắt mắt ở cửa là cách đáng yêu để chào đón năng lượng. 

Lựa chọn kích thước và chất liệu cánh cửa đi chính

Kích thước và chất liệu của cửa là vô cùng quan trọng đối với khu vực mặt tiền. Bởi khu vực này luôn tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên nếu chọn 1 cánh cửa kém chất lượng, bạn sẽ phải sửa chữa, bảo trì cửa rất nhiều.

Cánh cửa đi chính không nên quá to hoặc quá nhỏ

Với 1 cánh cửa quá nhỏ sẽ khiến dòng năng lượng bị mắc kẹt trước cửa hoặc có thể không đủ năng lượng để lưu thông khắp ngôi nhà. Mặt khác, với 1 cánh cửa quá lớn sẽ là sự dư thừa năng lượng hơn cần thiết và dễ bị phân tán khí. Nếu bạn cảm thấy cánh cửa chính nhà mình quá nhỏ, hãy đặt 2 chiếc gương ở 2 bên cửa. Mặt khác, phải dựa vào kích thước tổng thể của ngôi nhà thì sẽ có những kích thước phù hợp.

 

Cửa chính là tượng trưng cho “khẩu”, khí từ bên ngoài dù tốt hay xấu đều nhập vào nhà qua cửa, đối với từng phòng trong gian nhà, cửa đều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, phải tách biệt rõ giữa cửa đi chính và các loại cửa khác trong nhà, đặc biệt, kích thước cửa chính phải lớn hơn các cửa còn lại, để thu hút khí và phân bổ năng lượng đi khắp ngôi nhà.

Cửa đi chính phải đủ cao

Không nên để cửa ra vào nhà quá cao, dễ bị thị phi, tản mát khí. Nếu cửa quá thấp, người có chiều cao ra vào phải cúi đầu, chủ về tượng cứu người, không cát lợi. Vì vậy kích thước cửa phải tương xứng với ngôi nhà. Cửa chính là mái vòm đại diện cho trạng thái động. Trong khi nhà ở cần tĩnh, cửa chính mái vòm không thích hợp.

Lựa chọn màu sắc cửa đi chính 

Màu sắc cửa đi chính không chỉ tạo ấn tượng, điểm nhấn mà còn nói lên tính cách của gia chủ. Bên cạnh đó, màu sắc phù hợp với hướng cửa sẽ mang đến những điều may mắn, cơ hội phù hợp với mệnh của các thành viên trong gia đình.

Những màu sắc hợp phong thủy với hướng cửa chính như sau:

Cửa hướng nam – màu đỏ. Là hướng tốt cho những người làm việc xã hội, hoạt động xã hội hoặc có hoài bão thăng tiến trong công việc.

Cửa hướng bắc – xanh lam đậm hay màu đen. Đây là hướng tạo sự yên tĩnh trong cuộc sống.

Cửa hướng đông hoặc đông nam – màu gỗ tự nhiên. Là sự lựa chọn phù hợp cho những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người mới bắt đầu sự nghiệp và trong tư thế sẵn sàng biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Cửa hướng tây hoặc tây bắc – màu nâu đất hoặc vàng. Là hướng tốt nhất cho các gia đình có trẻ nhỏ, hướng này giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt. Hướng Tây cũng mang lại sự lãng mạn và niềm vui trong gia đình.

Cửa hướng tây nam hoặc đông bắc – màu trắng. Giúp cải thiện và tăng cường các mối quan hệ trong gia đình. Tuy nhiên, bạn không nên chọn cửa theo hướng đông bắc, đây là đại kỵ với người làm nhà.

Bố trí cửa đi chính hợp phong thủy

Sau khi lựa chọn được kích thước, màu sắc và chất liệu cho cửa, bạn cần phải biết về cách bố trí cửa phù hợp nhất. Nhưng cũng cần tránh những điều sau đây:

Cửa chính không nên đối diện đường lớn, ngõ cụt

Tuyệt đối, không nên lắp đặt cửa chính đối diện với đường lớn, ngõ cụt, khe sâu hoặc vừa mở cửa là thấy đường đi, đường nước, cây cầu đối diện, hình thành thế phản cung (gọi là liêm đao sát). Trước cửa chính có góc nhà, cột nhà đâm thẳng vào hoặc đối diện với cầu thang, khiến sát khí càng nặng.

 

Nếu bạn tình cờ sống trong một căn hộ hoặc chung cư và phải đi qua hành lang tối để đến cửa trước, hãy chắc chắn rằng lối vào tòa nhà và cửa trước của bạn có một con đường rõ ràng. Đặc biệt, với những căn hộ chung cư, không nên thiết kế cửa đi chính đối diện thang máy sẽ gây ra phiền phức ảnh hưởng đến tính riêng tư cho gia chủ.

Cửa chính không được đối thẳng với cầu thang, phòng vệ sinh, các cửa khác

Vượng khí từ cửa đi vào nhà nếu chưa được lưu chuyển tuần hoàn nên sẽ rất nhanh chóng chuyển tới các phòng khác hoặc bị thoát ra ngoài, điều này trong phong thủy là không nên. Nếu cửa chính nhà bạn đối thẳng với cầu thang, nhà vệ sinh, cửa và cửa sổ các phòng khác, chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng xấu, phá hoại sự tích tụ sinh khí và tuần hoàn năng lượng tốt ở trong nhà. Ba cửa liền nhau trong nhà không được tạo ra thành một đường thẳng, do luồng khí trực xung, vận động quá nhanh, rõ ràng là khó mà có thể nghỉ ngơi tại nơi thông thẳng như vậy.

Cách Bố Trí Phong Thủy Nhà Bếp Mang Tài Lộc Vào

NHỮNG TRANH CÃI VỀ HƯỚNG BẾP ?

Các tài liệu Phong thủy cổ xưa cho rằng hỏa môn tức cửa miệng lò đuợc tính là huớng bếp. Cũng vì thế mà nhiều người coi hướng bếp là hướng của đường đưa nhiên liệu vào. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay nhiều kiều bếp mới ra đời như bếp ga, bếp, điện, bếp từ…với những nguyên lý sử dụng rất khác nhau. Gặp những trường hợp này, gia chủ sẽ rất khó khăn để tìm ra một hướng bếp đúng cho nhà mình. Xuất hiện quan niệm tính hướng bếp là hướng của nút vặn công tắc của bếp ga. Nhưng khi gặp trường hợp nút điều khiển nằm ngay trên mặt bếp hướng thẳng lên trời hoặc với những loại bếp từ, bếp điện thì lại chưa tìm được lời giải thích hợp lý.

Để có được lý giải chuẩn xác nhất về hướng bếp, chúng ta cần hiểu nguyên tắc chung nhất. Đó là lý thuyết về khí. Trong Phong thủy, khí tạo ra do sự vận động tương tác của con người, bếp được nạp khí chính là do thao tác nấu ăn của gia chủ. Vì vậy hướng bếp chuẩn nhất phải tính theo hướng nhận thao tác từ người nấu. Như vậy hướng bếp sẽ luôn là hướng ngược với mặt người nấu hay là hướng lưng của người nấu. Khi đã nắm bắt rõ nguyên tắc chung về hướng bếp thì dù bất cứ các loại bếp nào, dù bếp ga hay bếp từ, dù hồng ngoại hay bếp than, dù truyền thống hay hiện đại, ta vẫn có thể tìm ra hướng bếp dễ dàng.

BẾP NÊN ” TỌA CÁT ” HAY ” TỌA HUNG”

Những tài liệu Phong thủy cổ xưa như Bát trạch minh cảnh đưa ra nguyên tắc bếp phải “tọa hung hướng cát”, tức là bếp nấy phải nằm ở phương vị xây và quay về hướng tốt. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm này cần phải có những điểu chỉnh cho phù hợp.

Thời văn minh nông nghiệp, con người thường sử dụng các nhiên liệu như rơm rạ, than, củi để đun nấu nên khu bếp thường là nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm. Khi đó đặt ở những vị trí xấu là rất hợp lý. Trong phong thủy thì những nơi mang nặng lượng xấu phải đặc đặt ở cung xấu của gia chủ để “dĩ độc trị độc”!

Tuy nhiên, hiện nay, trong xã hội văn minh, khu bếp đã khác rất nhiều so với trước. Khu bếp không còn ô nhiễm như xưa mà rất sạch sẽ, gọn gàng. Vì vậy đặt bếp ở những phương vị tốt, tức bếp cần “tọa cát hướng cát” sẽ hợp lý hơn. Ngoài ra nhất nhất phải đặt ở nơi vượng khí thì mới thịnh vượng, làm ăn trường tiến được. Nếu có thể đặt ống khói hay hút mùi tại phuơng vị xấu của căn nhà để “lấy hung chế hung”.

CÁCH XEM HƯỚNG ĐẶT BẾP THEO MỆNH

Đặt bếp đúng hướng không chỉ giúp gia chủ đón được nhiều luồng khí tốt mà sinh khí còn thường xuyên vận động xung quanh ngôi nhà giúp gia chủ tránh khỏi những dòng yếu khí bất lợi cho sức khỏe cũng như tài vận cho gia đình.

Theo phong thủy phòng bếp cho người mệnh Kim nên thiết kế bếp đặt theo hướng Tây sẽ giúp gia chủ mệnh này có được may mắn và bình an.

Phong thủy hướng phòng bếp cho người mệnh Mộc nên thiết kế hướng cửa chính của phòng bếp là hướng Nam, Đông và Đông Nam sẽ giúp gia chủ mệnh Kim thu hút tài lộc, tiền tài vào nhà. Đừng quên tránh phong thủy hướng bếp cùng hướng nhà trùng nhau.

Những hướng đặt bếp phong thủy phù hợp với người mệnh Thủy là hướng Bắc hoặc các hướng thuộc Đông tứ trạch như hướng Đông Nam, Nam cũng rất tốt bởi những hướng trên sẽ sinh vượng khí giúp gia chủ nhận được nhiều may mắn, tài lộc và chuyện tình cảm suôn sẻ, gia đình hạnh phúc.

Theo phong thủy phòng bếp cho người mệnh Hỏa thì hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc rất hợp với gia chủ mệnh này, giúp đường tài vận hanh thông và sự nghiệp thăng tiến.

Nên tránh xây dựng bếp vào nhũng hướng sau: Đông, Đông Nam, Tây, Tây Bắc và hướng Bắc vì những hướng này không mang lại tài lộc cho gia chủ.

Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Thổ nên xây nhà bếp, đặt bếp theo hướng Tây Bắc và Đông Nam bởi 2 hướng này sẽ giúp gia chủ tăng tài khí, công việc thuận buồm xuôi gió. Đồng thời người mệnh Thổ nên bố trí phòng bếp theo kiểu đơn giản, mộc mạc và bài trí tự nhiên nhất sẽ mang đến phong thủy tích cực nhất.

CÁCH BỐ TRÍ ĐẶT HƯỚNG BẾP GAS, BẾP TỪ THEO PHONG THỦY

Cách bố trí bếp theo phong thủy vừa giúp gia chủ tìm được hướng nấu ăn an toàn, thuận tiện vừa mang tính thẩm mỹ cho gian bếp nhà bạn mà lại tránh được những tối kỵ phong thủy không mong muốn giúp gia chủ có thêm tài lộc, sức khỏe.

Hướng đặt bếp gas, bếp lò hay cho bếp từ thường được chọn ở hướng Đông Bắc, hướng Nam và hướng chính Tây bởi đây được coi là những hướng tốt và an toàn nhất cho gia chủ.

Cần chú ý đến một số vấn đề về cách bố trí bếp nấu theo phong thủy để tránh phạm phải đại kỵ gặp phải vận xui như sau:

– Không được đặt bếp gas, bếp từ quay lưng với hướng nhà và không để bếp hướng ra cửa chính của ngôi nhà.

– Không đặt bếp nấu đối diện với nhà vệ sinh bởi nhà vệ sinh ô uế khí gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

– Nếu gia chủ thuộc cung Đông tứ mệnh thì bếp nên quay về hướng Đông.

– Nếu gia chủ thuộc cung Tây tứ mệnh thì bếp nên quay về hướng Tây.

Cửa bếp cũng vô cùng quan trọng đối với không gian phòng bếp bởi quyết định một phần phong thủy, thẩm mỹ.

Về chất liệu và màu sắc cửa bếp hãy dựa theo mệnh của gia chủ để lựa chọn cho phù hợp, nên chọn những vật liệu, màu sắc tương sinh với mệnh của gia chủ và tuân thủ theo mệnh ngũ hành sau:

Mệnh Kim nên lựa chọn cửa bếp có màu sắc trắng, ghi hoặc màu nâu, vàng thuộc Thổ (Thổ sinh Kim) và kết hợp với chất liệu nhôm, sắt, inox sẽ mang lại vượng khí cho ngôi nhà.

Mệnh Mộc hãy chọn cửa bếp có màu xanh lá hoặc màu đen, xanh dương thuộc Thủy (Thủy sinh Mộc), chất liệu cửa làm bằng gỗ, tre.

Mệnh Thủy chọn cửa có màu đen, xanh dương hoặc màu ghi, trắng thuộc Kim (Kim sinh Thủy) và chất liệu cửa làm bằng kim loại, gỗ, thủy tinh rất phù hợp.

Mệnh Hỏa nên chọn màu sắc cửa bếp có màu đỏ, cam, tím, hồng hoặc màu xanh lá thuộc Mộc (Mộc sinh Hỏa), chất liệu cửa bằng gỗ sẽ mang tới sự sung túc, giàu có và năng lượng.

Mệnh Thổ hãy thiết kế cửa bếp có màu vàng, nâu hoặc màu đỏ, cam thuộc Hỏa (Hỏa sinh Thổ), theo phong thủy thiết kế bếp chất liệu làm cửa bếp nên bằng gỗ sẽ rất tốt, giúp gia chủ mệnh này thêm may mắn, tài lộc tìm đến.

Theo phong thủy cho nhà bếp, tủ lạnh thuộc Kim vì vậy vị trí đặt tủ lạnh tốt nhất đó là không gian phòng bếp bởi bếp thuộc Hỏa, vượng Hỏa cần có sự xuất hiện của Kim để cân bằng vượng khí, tạo ra không gian thịnh.

Để bố trí gian bếp theo phong thủy thì hãy đặt cửa tủ lạnh quay về hướng Đông Nam hoặc hướng Bắc bởi quan niệm phong thủy đây là hướng lành, tủ lạnh thuộc Kim hoạt động 24h liên tục cần phải chọn đúng hướng để không bị chấn động.

Không đặt tủ lạnh sát bếp nấu bởi điều này sẽ không cân bằng được không gian, hơi nóng sẽ làm cho gia chủ cảm thấy bất an về mọi việc như công việc làm ăn, tình cảm người thân trong gia đình, bạn bè,…đồng thời nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.

Theo phong thủy nhà bếp và tủ lạnh thì không nên đặt tủ lạnh đối diện với cửa ra vào nhà bếp, bởi ánh sáng sẽ chiếu thẳng trực tiếp vào khiến nhiệt độ cao hay nói cách khác cửa mở tủ lạnh không được thuận. Điều này sẽ làm cho dòng năng lượng bên ngoài đụng độ với nhau khiến gia chủ làm ăn bị bất ổn, có thể dẫn đến phá sản.

Kê tủ lạnh ở vị trí bên phải phía cửa ra vào hợp với gia chủ mệnh Thủy bởi nó sẽ giúp cho sự nghiệp của gia chủ được thăng tiến và tiền vận hanh thông.

Kê tủ lạnh ở vị trí bên trái phía cửa ra vào rất hợp với gia chủ mệnh Mộc, nó sẽ giúp cho gia chủ của ngôi nhà được nhiều lộc, của.

Nên đặt vị trí tủ lạnh ở bên phải bếp hoặc phía bên trái bếp, điều đó sẽ giúp gia chủ có được cuộc sống thịnh, gia đình luôn vui vẻ và hòa thuận.

Để có cách bố trí bếp hợp phong thủy thì các đồ vật trong bếp cũng phải được sắp xếp phù hợp, như bếp và chậu rửa cần phải có cách bố trí sao cho vừa thuận tiện vừa hợp phong thủy.

Chậu rửa thuộc Thủy mà bếp nấu thuộc Hỏa sinh ra đã vốn khắc với nhau. Theo phong thủy bếp và chậu rửa cạnh nhau là điều tối kỵ, vì vậy tuyệt đối không được đặt bếp nấu và vòi nước, bồn rửa có nước đặt cạnh nhau hoặc đối diện nhau.

Trong không gian bếp, nên ưu tiên bố trí chậu rửa ở hướng Bắc, Đông Nam, Đông và vị trí bếp nên bố trí ở hướng Đông, hướng Nam và hướng Đông Nam là hợp nhất nếu theo phong thủy bếp và chậu rửa. Phải bố trí trên cơ sở phối hợp giữa vị trí cả bồn rửa và bếp nấu để đạt được phong thủy tốt nhất hoặc tuân thủy theo một số nguyên tắc sau:

– Bố trí bếp và chậu rửa theo phong thủy, nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng đặt sát vào vách tường phía Đông thì nên bố trí bếp ở phía Bắc và bồn rửa ở phía Nam.

– Nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng sát vách tường phía Tây của phòng bếp thì nên bố trí bồn rửa ở phía Bắc và bếp ở phía Nam.

– Theo phong thủy trong bố trí phòng bếp, nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng sát vách tường phía Bắc của phòng bếp thì nên bố trí bồn rửa ở phía Tây và bếp ở phía Đông.

– Nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng sát vách tường phía Nam của phòng bếp thì nên bố trí bồn rửa ở phía Đông và bếp ở phía Tây.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI ĐẶT BẾP

Một khu bếp tốt theo Phong thủy trước hết cần phải “tàng phong tụ khí”. Vì thế nếu bếp đặt ngay thẳng cửa chính là không lành. Trường phái Dương trạch tam yếu có viết: “Khai môn kiến táo, tiền tài đa hao (mở cửa nhìn thấy bếp, tiền tài hao hụt nhiều) Ngoài ra Phong thủy còn quan niệm nếu bếp trực xung với cửa chính sẽ dễ tạo cho người ở những thói quen không tốt như hay rượu chè, trẻ con hay ăn, lười học. Thông thường, để không bị “lộ táo”, các chuyên gia Phong thủy thường khuyên gia chủ bố thường bố trí bếp ở gian sau của căn nhà và dùng vách ngăn hoặc quầy bar vừa để che chắn bếp tránh lộ táo, vừa tạo điểm nhấn sinh động cho không gian nấu nướng.

Khi thiết kế hay xây dựng, bố trí bất cứ một không gian nào cũng cần phải chú ý đến yếu tố phong thủy. Trong đó phong thủy bếp đun nấu, bếp ăn, tủ bếp, kệ bếp hay xây bàn bếp cũng cần phải tuân thủ theo phong thủy nhà bếp nguyên tắc cần lưu ý như sau:

1. Kiêng bếp nấu đặt ngược hướng nhà

2. Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp

3. Kiêng hướng bếp quay ra cửa chính

4. Kiêng nhà bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh. Nếu sử dụng tủ bếp kiểu chữ L hay tủ bếp hình chữ nhật thì phong thủy xây nhà bếp cần để một đầu tủ tránh đâm thẳng vào cửa toilet, như vậy sẽ mang lại tai họa cho gia chủ.

5. Kiêng nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ

6. Kiêng bếp sát giường ngủ

7. Kiêng để sau bếp là khoảng không, nên có tường kín

8. Không đặt bếp trên rãnh mương nước

9. Kiêng có xà ngang đè lên trên

10. Kiêng mặt trời chiếu xiên hướng chính tây vào, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong nhà

11. Kiêng để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp

12. Kiêng bếp kẹt giữa 2 bên là nước, ví dụ đặt bếp giữa 1 bên là máy giặt, 1 bên là chậu rửa.

13. Kiêng đặt bếp ở góc tường.

Hoàng Quyên

Điểm Danh 9 Linh Vật Phong Thủy Mang Tài Lộc Vào Nhà

Theo phong thủy, linh vật chính là những vật thiêng liêng mang ý niệm tâm linh sâu sắc. Ở một góc nhìn khác, linh vật được hiểu là “vật lấy phước” đem lại may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Các linh vật phong thủy chiêu tài lộc bao gồm: tỳ hưu, thiềm thừ, sư tử, long quy, cá, ngựa, voi, rồng, trâu. Mọi người cùng Cungdecor tìm hiểu về ý nghĩa cũng như công dụng của các linh vật phong thủy này né

1. Tỳ Hưu

Tỳ Hưu là linh vật phong thủy nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Tỳ hưu có 2 loại: Thiên Lộc và Tịch Tà

Thiên Lộc: đây là loại Tỳ Hưu có dáng vẻ uy phong, bệ vệ, phần bụng và mông to. Trên miệng Thiên Lộc có 2 sừng, miệng rất rộng. Tỳ Hưu Thiên Lộc chiêu tài lộc cực hay, tăng vận may cho chủ nhân.

Tịch Tà: đây là loại Tỳ Hưu trừ tà, trừ vận xui rủi cho chủ nhân. Tịch Tà có dáng vẻ dữ tợn, miệng há rộng ra. Tương truyền miệng Tịch Tà há to, để ăn yêu ma, âm khí. Tịch Tà được dùng nhiều để trừ âm khí, trấn an dương khí.

Ngoài tác dụng cầu tài cầu lộc, Tỳ hưu còn đem lại sự bình yên cho gia đình của chủ nhân cũng như đem lại sức khỏe tấn tới.

2. Thiềm thừ

Thiềm thừ hay còn gọi là cóc ba chân. Thiềm thừ có nhiều tạo hình, nhưng tạo hình phổ biến nhất vẫn là cóc vàng 3 chân, miệng ngậm tiền vàng, chân dẫm đống tiền xu. Cóc vàng là biểu tượng của sự may mắn trong tiền bạc, tiền vào như nước.

Vị trí phong thủy để đặt thiềm thừ là ở hướng đối diện chéo với cửa sổ, đối diện bên trong như thể cóc đang nhảy vào nhà.

Vị trí tốt nhất để đặt 3 chân cóc là ở trên trang thờ Thần Tài hoặc Thổ địa. Ban ngày nên đặt thiềm thừ hướng ra ngoài ngụ ý cóc ra ngoài kiếm tiền, ban đêm nên đặt thiềm thừ quay đầu vào nhà ngụ ý cóc đem tiền về nhà. Thiềm thừ là linh vật phong thủy không những đem lại tiền tài mà còn mang ý nghĩa bảo vệ gia đình, bảo vệ tài sản của gia đình.

3. Sư tử

Sư tử là chúa sơn lâm, chính vì vậy sư tử mang sức mạnh rất lớn. Linh vật sư tử có tạo hình uy phong, dùng mãnh, có tác dụng trừ tà và xua đuổi âm khí. Chính vì vậy, người ta thường đặt một cặp sư tử trước cổng lớn để bảo vệ nhà mình không bị âm khí vướng vào. Đặt linh vật sư tử ở nhà còn giúp cho vận khí thêm phần thuận lợi, đường công danh thuận lợi. Cho nên, các cơ quan, văn phòng cũng hay đặt sư tử để cầu mong công việc trôi chảy và thuận lợi.

4. Long quy

Là con vật thuộc 4 tứ linh: Long – ly – quy – phụng, long quy mang sức mạnh rất lớn. Long quy là sự kết hợp giữa giữa rồng và rùa. Long quy mang đến nguồn tài chính dồi dào, thu nhập chủ nhân tăng, gia đình thịnh vượng bền vững về lâu về dài. Long quy mang đến sự sung túc ổn định cho gia chủ.

5. Cá

Câu chuyện “cá chép hóa rồng” hay “cá chép vượt Vũ Môn” chắc chắn đã phổ biến với rất nhiều người. Trong các loài cá thì cá chép và cá vàng là 2 loài cá mang đến nhiều may mắn nhất. Loài cá mang đến sự cát tường, thịnh vượng, sự sum vầy. Cá là biểu tượng của sự sum họp gia đình, gia đình yên vui và hạnh phúc. Cá đúc thành tượng dễ dàng đặt tại nhà hoặc nơi làm việc đều được. Nhiều mặt hàng hiện nay có hình dạng con cá được bán ra cũng ngụ ý mang may mắn và tài lộc.

6. Ngựa

“Mã đáo thành công” chính là ý nghĩa của biểu tượng của ngựa. Ngựa là con vật trung thành, tận tụy với chủ nhân. Ngựa là bước chân đưa chủ nhân tới nhiều nơi, nhiều vùng đất mới. Đặt ngựa ở văn phòng, bàn làm việc sẽ giúp cho công việc thuận lợi, thành công, kinh doanh phát triển. Những người sếp làm kinh doanh thường đặt ngựa ở bàn làm việc để cầu mong sự thành đạt. Kể cả khi đi du lịch hay công tác, các tượng ngựa thường được nhiều người mang theo mình.

7. Voi

Voi là loài động vật lớn và mạnh mẽ. Trong đời sống hằng ngày, ở các thôn bản, voi là loài vật bảo vệ cuộc sống bình yên của mọi người trong thôn, là con vật giúp đỡ cho việc vận chuyển của con người. Voi được tạo hình trong các chất liệu như đá hoặc đồng. Người ta thường đặt tượng voi ở nhiều vị trí trong phòng làm việc cũng như nhà ở để tăng vận quý nhân, để bảo vệ gia đình cũng như thăng tiến công danh, sự nghiệp. Tuy nhiên, bất cứ là đặt ở đâu, nên chú ý quay đầu voi về phía nước mới sinh tài sinh lộc. Nước là biểu tượng của tiền bạc, quay vòi voi về phía nước chính là hút tiền bạc vào mình.

8. Rồng

Rồng là con vật linh thiêng và có khả năng hô mưa gọi gió. Rồng đại diện cho sức mạnh và quyền lực của vũ trụ. Hình con rồng thường được nhiều gia đình khắc gỗ hoặc đặt hình rồng trong tranh hoặc điêu thành đá thạch anh. Rồng được đặt ở nhà lẫn nơi làm việc. Tượng rồng được đặt nhìn ra hướng cửa sổ hoặc cửa chính. Ở vị trí phong thủy này, rồng sẽ mang đến sự giàu sang và phú quý. Tuyệt đối không nên đặt tượng rồng ở những chỗ có nhiều âm khí, ẩm thấp và tối tăm.

Rồng không chỉ biểu tượng cho sức mạnh mà còn biểu tượng cho sự ngoại giao, hỗ trợ, giúp đỡ con người tránh xa thị phi. Khi mọi công việc đều thành công, gia đình êm ấm chính là khi vận số đã thay đổi và trở nên tốt hơn rồi đó.

9. Trâu

Trâu là con vật gần gũi với con người, trâu giúp con người làm ruộng, giúp con người có cuộc sống no đủ hơn. Thêm vào đó, trâu còn có nhiều đức tính tốt như hiền lành, mạnh mẽ, cho nên trâu là biểu tượng của sự hòa bình.

Trong ý nghĩa phong thủy, trâu mang tới cuộc sống không những no đủ mà còn thịnh với, con người trở nên tốt hơn, công danh sự nghiệp viên mãn. Khi chọn linh vật phong thủy này, mọi người hy vọng rằng việc việc kinh doanh bộ thu, đầu tư thì nhiều lợi nhuận, gia đình luôn luôn no đủ.

Đặt Bể Cá Mang Tài Lộc Vào Nhà

Quan niệm của người Việt Nam về phong thủy rất được coi trọng. Chính vì vậy, bất cứ vật dụng trang trí trong nội thất đều được cân nhắc không những về thẫm mỹ mà còn ở khía cạnh phong thủy.

Từ lâu, việc mang bể cá vào từng không gian sống đã trở nên quen thuộc. Bể cá không chỉ làm cho không gian ngôi nhà trở nên gần gũi với thiên nhiên mà theo phong thủy, bể cá cũng có thể đem lại tài lộc cho nhà của bạn nếu được đặt hợp với phong thủy.

Ông Mai Ngọc Bang – một cao niên có kinh nghiệm chơi bể cá và cây cảnh ở Giáp Bát (Hà Nội) cho biết: mỗi bể cá cảnh treo tường đều nên tôn trọng cung phong thủy, như chắn hướng gió, chắn tà khí. “Khi đặt bể cá treo tường đúng hướng, trong bể có những loại cá, những loại hình ảnh đúng phong thủy có thể đem lại tài lộc, hạnh phúc hay sức khỏe cho những thành viên trong gia đình”, ông Bang góp ý. Vì thế với những người buôn bán, đặt bể cá trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và phát tài cho gia chủ. Vì nước (thủy) là yếu tố quan trọng trong ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) có tác dụng điều hòa âm dương.

Với bể âm tường, độ dày tối thiểu của hốc tường là 0,15m. Cả chiều rộng và chiều cao đều phải đúng khoảng hở để bạn có thể thoải mái thò tay trang trí bể cá hay vệ sinh chăm sóc bể. Với bể treo tường siêu mỏng, yêu cầu an toàn tối thiểu để treo bể là tường 10 (nếu xây bằng gạch đặc) và tường 20 (nếu xây bằng gạch lỗ). Bể cá treo tường theo phong thủy

Hướng tốt nhất để đặt bể cá là hướng Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Đặt bể cá theo hai hướng này được xem là sẽ mang may mắn tới cho gia chủ.

Cùng Danh Mục:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phong Thủy Cửa Đi Chính – Mang Tài Lộc Vào Ngôi Nhà Bạn trên website Duanseadragon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!