Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Giải Một Số Bài Toán Tính Tuổi – Toán Lớp 4 Nâng Cao mới nhất trên website Duanseadragon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài toán tính tuổi là một trong những bài toán khó trong chương trình Toán nâng cao lớp 4 nói riêng và Toán tiểu học nói chung.
Bài toán 1:
Hiện nay, tuổi bố gấp 7 lần tuổi con. Sau 10 năm nữa, tuổi bố gấp 3 lần tuổi con. Tính tuổi mỗi người hiện nay.
Phân tích: Bài toán yêu cầu tính số tuổi của hai bố con hiện nay nhưng chỉ cho biết:
– Tỉ số tuổi của hai bố con ở hai thời điểm khác nhau.
– Khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm đó.
Nhưng ta có thể dễ dàng phát hiện ra một điều kiện nữa của bài toán, đó là “hiệu số tuổi của hai bố con là không đổi”. Từ đó ta có thể giải được bài toán như sau:
Bài giải: Hiện nay, nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi bố là 7 phần như thế. Ta có sơ đồ thứ nhất:
Hiệu số tuổi của hai bố con hiện nay là: 7 – 1 = 6 (phần)
Hiện nay tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi của hai bố con là: 1 : 6 = 1/6
Sau 10 năm nữa, nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi bố là 3 phần như thế (mỗi phần bây giờ có giá trị khác mỗi phần ở trên). Ta có sơ đồ thứ hai:
Sau 10 năm hiệu số tuổi của hai bố con là: 3 – 1 = 2 (phần)
Sau 10 năm tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi của hai bố con là 1 : 2 = 1/2
Vì hiệu số tuổi của hai bố con không bao giờ thay đổi nên ta có thể so sánh về tỉ số giữa tuổi con hiện nay và tuổi con sau 10 năm nữa.
Tuổi con hiện nay bằng 1/6 hiệu số tuổi của hai bố con.
Tuổi con sau 10 năm nữa bằng 1/2 hay 3/6 hiệu số tuổi của hai bố con.
Vậy tuổi con sau 10 năm nữa gấp 3 lần tuổi con hiện nay. Ta có sơ đồ tuổi con ở hai thời điểm :
Tuổi con hiện nay là : 10 : 2 = 5 (tuổi)
Tuổi bố hiện nay là : 5 x 7 = 35 (tuổi)
Đáp số: Con: 5 tuổi; Bố: 35 tuổi
Ngoài ra với toán nâng cao lớp 5 các em có thể giải như sau:
Tuổi của con hiện nay bằng: 1 : (7 – 1) = 1/6 (hiệu số tuổi 2 bố con)
Tuổi của con sau 10 năm nữa bằng: 1 : (3 – 1) = 1/2 (hiệu số tuổi 2 bố con)
Khi đó 10 năm ứng với: 1/2 – 1/6 = 1/3 (hiệu số tuổi 2 bố con)
Tuổi của con hiện nay là: 30 : 6 = 5 (tuổi)
Tuổi bố hiện nay là : 5 x 7 = 35 (tuổi)
Bài toán 2: Trước đây 4 năm tuổi mẹ gấp 6 lần tuổi con. Sau 4 năm nữa, tỉ số giữa tuổi con và tuổi mẹ là 3/8 . Tính tuổi mỗi người hiện nay.
Phân tích: Bài toán này đặt ra ba thời điểm khác nhau (Trước đây 4 năm, hiện nay và sau đây 4 năm). Nhưng chúng ta chỉ cần khai thác bài toán ở hai thời điểm: Trước đây 4 năm và sau đây 4 năm nữa. Ta phải tính được khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm này. Bài toán này có thể giải tương tự như bài toán 1.
Bài giải:
Trước đây 4 năm nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi mẹ là 6 phần như thế.
Hiệu số tuổi của hai mẹ con là : 6 – 1 = 5 (phần)
Vậy tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi của hai mẹ con là: 1 : 5 = 1/5
Sau 4 năm nữa, nếu tuổi con được chia thành 3 phần bằng nhau thì tuổi mẹ sẽ có 8 phần như thế.
Hiệu số tuổi của hai mẹ con là: 8 – 3 = 5 (phần)
Vậy sau 4 năm nữa tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi của hai mẹ con là: 3 : 5 = 3/5
Vì hiệu số tuổi của hai mẹ con là không thay đổi nên ta có thể so sánh tuổi con trước đây 4 năm và tuổi con sau đây 4 năm. Ta có tuổi con sau 4 năm nữa gấp 3 lần tuổi con trước đây 4 năm và tuổi con sau 4 năm nữa hơn tuổi con trước đây 4 năm là: 4 + 4 = 8 (tuổi).
Ta có sơ đồ tuổi con ở hai thời điểm:
Tuổi con trước đây 4 năm là: 8 : (3 – 1) = 4 (tuổi)
Tuổi mẹ trước đây 4 năm là: 4 x 6 = 24 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là: 4 + 4 = 8 (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là: 24 + 4 = 28 (tuổi)
Đáp số: Con: 8 tuổi; Mẹ: 28 tuổi
Chú ý: Để vận dụng tốt thủ thuật giải toán này, các trò cần nắm vững kiến thức về tỉ số và đại lượng không đổi đối với bài toán tính tuổi. Các trò có thể giải quyết được nhiều bài toán khó của dạng toán tính tuổi bằng thủ thuật này đấy.
Ngoài ra với toán nâng cao lớp 5 các em có thể giải như sau:
Tuổi con trước đây 4 năm bằng: 1 : (6 – 1) = 1/5 (hiệu số tuổi 2 mẹ con)
Tuổi con trước sau 4 năm bằng: 3 : (8 – 3) = 3/5 (hiệu số tuổi 2 mẹ con)
Khi đó 4 + 4 = 8 năm ứng với: 3/5 – 1/5 = 2/5 (hiệu số tuổi 2 mẹ con)
Tuổi của con trước đây 4 năm là: 20 : 5 = 4 (tuổi)
Tuổi của con hiện nay là: 4 + 4 = 8 (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là: 8 + 20 = 28 (tuổi)
CÁC BÀI TOÁN MẪU
Bài 1: Hiện nay tuổi anh gấp 3 lần tuổi em. Sau 14 năm nữa, tỉ số giữa tuổi anh và tuổi em là 5/4 . Tính tuổi mỗi người hiện nay.
Bài 2: Trước đây 2 năm, tỉ số giữa tuổi An và tuổi bố là 1/4 . Sau 10 năm nữa, tỉ số giữa tuổi bố và tuổi An là 11/5. Tính tuổi mỗi người hiện nay.
Bài 3: Trước đây 4 năm, tuổi bố gấp 7 lần tuổi con và tuổi ông gấp 2 lần tuổi bố. Sau 4 năm nữa, tỉ số giữa tuổi cháu và tuổi ông là 3/16 . Tính tuổi mỗi người hiện nay.
Bài giải:
Bài 1: Hiện nay, nếu coi tuổi em là 1 phần thì tuổi của anh là 3 phần như thế.
Hiệu số tuổi của hai anh em là: 3 – 1 = 2 (phần)
Tỉ số giữa tuổi em và hiệu số tuổi của hai anh em là: 1 : 2 = 1/2
Sau 14 năm nữa , tuổi em là 4 phần thì tuổi anh là 5 phần.
Sau 14 năm hiệu số tuổi của hai anh em là: 5 – 4 = 1 (phần)
Sau 14 năm nữa tỉ số giữa tuổi em và hiệu số tuổi của hai anh em là: 4 : 1 = 4
Vì hiệu số tuổi của hai anh em là không thay đổi nên ta có thể so sánh về tỉ số giữa tuổi của em hiện nay và tuổi của em sau 14 năm nữa.
Tuổi của em hiện nay bằng 1/2 hiệu số tuổi giữa hai anh em
Tuổi của em 14 năm nữa bằng 4 lần hiệu số tuổi giữa hai anh em
Vậy sau 14 năm nữa tuổi em sẽ gấp: 4 : 1/2 = 8 lần tuổi em hiện nay.
Tuổi em 14 năm nữa hơn tuổi của em hiện nay là 14 tuổi.
Tuổi em hiện nay là: 14 : (8 – 1) = 2 (tuổi)
Tuổi của anh hiện nay là: 2 x 3 = 6 (tuổi)
Đáp số: em: 2 tuổi, anh : 6 tuổi
Bài 2: Trước đây 2 năm, nếu coi tuổi An là 1 phần thì tuổi của bố là 4 phần như thế.
Hiệu số tuổi của bố và An là: 4 – 1 = 3 (phần)
Tỉ số giữa tuổi An và hiệu số tuổi của bố và An là: 1 : 3= 1/3
Sau 10 năm nữa, tuổi An là 5 phần thì tuổi của bố là 11 phần.
Sau 10 năm hiệu số tuổi của bố và An là: 11 – 5= 6 (phần)
Sau 10 năm nữa tỉ số giữa tuổi An và hiệu số tuổi của bố và An là: 5 : 6 = 5/6
Vì hiệu giữa tuổi bố và tuổi An không thay đổi nên ta có thể so sánh về tỉ số giữa tuổi của An trước đây 2 năm và tuổi của An sau 10 năm nữa.
Tuổi của An hiện nay bằng 1/3 hay 2/6 hiệu số tuổi giữa bố và An
Tuổi của An 10 năm nữa bằng 5/6 lần hiệu số tuổi giữa bố và An
Vậy trước đây 2 năm tuổi của An là 2 phần thì tuổi của An sau đây 10 năm nữa là 5 phần
Tuổi An 10 năm nữa hơn tuổi của An trước đây 2 năm là:
10 + 2 = 12 (tuổi)
Tuổi An hiện nay là:
12 : (5 – 2 ) 2 + 2= 10 (tuổi)
Tuổi của bố hiện nay là:
(10 – 2) 4 + 2 = 34 (tuổi)
Đáp số: An: 10 tuổi, bố : 34 tuổi
Bài 3: Trước đây 4 năm tuổi bố gấp 7 lần tuổi con và tuổi ông gấp 2 lần tuổi bố.
Vậy tuổi ông gấp 7 2 = 14 lần tuổi cháu.
Trước đây 4 năm nếu coi tuổi cháu là 1 phần thì tuổi ông là 14 phần
Trước đây 4 năm hiệu giữa tuổi ông và tuổi cháu là: 14 – 1 = 13 (phần)
Trước đây 3 năm tỉ số giữa tuổi cháu và hiệu số tuổi ông và tuổi cháu là: 1 : 13 = 1/13
Tỉ số giữa tuổi của cháu và hiệu số tuổi của ông và cháu là: 3 : 13 = 3/13
Vì hiệu số tuổi của hai ông cháu là không thay đổi nên ta có thể so sánh tuổi của cháu trước đây 4 năm và tuổi của cháu sau đây 4 năm.
Tuổi của cháu trước đây 4 năm bằng 1/13 hiệu số tuổi của hai ông cháu
Tuổi của cháu sau đây 4 năm bằng 3/13 hiệu số tuổi của hai ông cháu
Vậy tuổi của cháu sau đây 4 năm gấp 3 lần tuổi của cháu trước đây 4 năm.
Tuổi của cháu sau đây 4 năm hơn tuổi của cháu trước đây 4 năm là: 4 + 4 = 8 ( tuổi)
Tuổi của cháu hiện nay là: 8 : ( 3 – 1 ) + 4 = 8 ( tuổi)
Tuổi của bố hiện nay là: ( 8 – 4 ) 7 + 4 = 32 ( tuổi)
Tuổi của ông hiện nay là: (32 – 4) 2 + 4 = 60 ( tuổi)
Đáp số: cháu: 8 tuổi; bố: 32 tuổi, ông: 60 tuổi.
Kỹ Thuật Giải Bài Lenormand Nâng Cao
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống “nhà” trong Lenormand, một phương pháp được ghi chép trong một quyển sách của Pháp về thuật bói bài, được xuất bản vào năm 1875. Quyển sách nói rằng đây là kĩ thuật được dùng bởi cả Etteilla và Ms. Lenormand, nhưng vì quyển sách được viết bởi một tác giả khuyết danh và chỉ miêu tả duy nhất trải bài 9×4 Grand Tableau nên kĩ thuật này thực sự ra đời không phải dựa trên bộ Petit Lenormand. Thay vào đó, nó được phát triển riêng cho bộ bài Tây. Tuy nó không được thiết kế cho Petit Lenormand nhưng nó đã được điều chỉnh để phù hợp cho nhu cầu sử dụng.
Trong chương đầu của quyển “L’oracle parfait, ou Le passe temps des dames: art de tirer les cartes avec explication…” (Tous les Libraires, Paris, 1875), có ghi rằng “Nghệ thuật bói bài theo phương pháp của Ms. Lenormand tuy nhiên lại là dành cho việc giải bài Tây thường nhật. Mô tả mà tác giả đưa ra có nét tương đồng với bộ bài Petit Jeu Lenormand mà chúng ta biết ngày nay: Bạn sử dụng một bộ bài 36 lá, bao gồm: Ách, Già, Đầm, Bồi, 10, 9, 8, 7 và các lá 2 Cơ, 2 Rô, 2 Chuồn, 2 Bích.” Sau đó quyển sách diễn giải cách để trải các lá bài theo mẫu 9×4.
Đây có phải là cách mà Ms. Lenormand sử dụng các lá bài của mình? Chúng ta chẳng thể chắc chắn được, một số người có thể tập trung vào định nghĩa của các lá bài trong sách và đối chiếu với ý nghĩa mà Ms. Lenormand đã ghi chép trong những ghi chú của mình để tìm hiểu xem chúng có khớp nhau hay không. Tuy nhiên chúng lại không phù hợp với những biểu tượng mà chúng ta biết ngày nay (The Rider, The Clover, The Ship,…)
Bạn có để ý rằng các lá bài trong bộ Petit Lenormand được đánh số từ 1 đến 36? Nếu không có thì bạn có thể ghi nó lên các lá bài để dễ tìm hiểu hơn, và những con số này chính là manh mối tốt nhất cho bạn sử dụng hệ thống “nhà”. Bạn đã từng thử xếp chúng theo thứ tự từ 1 đến 36 chưa? Nếu rồi thì bạn đã biết được các “nhà” trong Lenormand ở đâu rồi đấy.
Nhiệm vụ của kĩ thuật này là xác định vị trí của các nhà đầu tiên, và tìm xem các lá bài rơi vào vị trí nào. Ví dụ, nếu lá bài rơi vào vị trí thứ 3 thì nó nằm trong nhà của The Ship, một lá bài ở vị trí 36 thì nằm trong nhà của The Cross, v..v.. Bạn vẫn còn lờ mờ về những gì tôi nói? Không sao cả! Chúng ta sẽ làm rõ hơn ngay bây giờ, và nếu bạn muốn dùng trải 8×4+4 thì sao? Điều đó cũng không thành vấn đề!
Ở đây ta có thứ tự các nhà trong trải 9×4 Grand Tableau:
Và đây là bảng dành cho trải 8×4+4 Grand Tableau:
Nhưng chính xác thì ta sẽ dùng nó như thế nào?
Scythe trong nhà của Rider: tin tức về một sự chia lìa.
Lily trong nhà của Rider: tin tức về một người đàn ông lớn tuổi hơn.
Mice trong nhà của Rider: tin tức về những lo âu, v..v..
Và nếu lá bài đó rơi vào đúng nhà của nó? Thì trở ngại sẽ lớn hơn, những con đường nhiều hơn, hay danh vọng và sự công nhận có thể gấp đôi hoặc to lớn hơn mong đợi… trong bất kỳ tình huống nào, tôi rất khuyến khích sử dụng kĩ thuật chia nhà kết hợp với các phương pháp khác, nhằm để tìm hiểu chi tiết hơn về câu chuyện mà họ muốn chia sẻ với bạn.
Theo Learn Lenormand
Kỹ Thuật Giải Bài Lenormand Nâng Cao – Phần 1
Kỹ Thuật Giải Bài Lenormand Nâng Cao – Phần 2 Kỹ Thuật Giải Bài Lenormand Nâng Cao – Phần 3
Bảng Ý Nghĩa 36 Lá Bài lenormand
Hướng Dẫn Con Học Toán Finger Math — Toán Tư Duy Nhật Bản Fuji Soroban
Finger Math được xem là cách tính toán “siêu việt” nhanh như máy tính dành cho trẻ tiểu học.
Phương pháp dạy bé học toán Finger Math là gì?
Finger Math là chương trình toán học chỉ với đôi bàn tay, trẻ sẽ được học cách tính nhẩm cộng trừ trong phạm vi từ 0 tới 99.
Theo phương pháp học toán truyền thống, ở cấp tiểu học, học sinh lớp 2, 3 cộng trừ rất chậm khi con số vượt qua đơn vị 10. Trẻ chỉ được dạy đếm từ 1 đến 10 tương ứng với 10 ngón tay. Nhưng với phương pháp Finger Math, trẻ có thể đếm đến 30, 50 hay 99 rất dễ dàng.
Phương pháp học toán Finger Math đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc… Chương trình này áp dụng cho trẻ mẫu giáo và tiểu học khá thành công.
Tác dụng của phương pháp Finger Math.
Thao tác tính toán của Finger Math dựa vào các ngón tay nên cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể với tư duy. Điều này sẽ giúp cho 2 bán cầu não hoạt động cân bằng, giúp trẻ yêu thích môn toán, không còn sợ tính toán.
Tác dụng của phương pháp Finger Math còn nằm ở chỗ trẻ có thể cộng trừ liên tiếp nhiều số có hai chữ số với nhau và kết quả giữa các số nhỏ hơn 100. Kết quả cho được luôn chính xác, vì cách làm cực kì đơn giản và không hề đòi hỏi tư duy hơn mức bình thường ở trẻ.
Có thể nói đây là phương pháp hiệu quả đối với tất cả các bé, đặc biệt là các bé chậm và yếu khi học toán.
Phương pháp học Finger Math
Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái
Bàn tay phải đại diện cho chữ số hàng đơn vị, bàn tay trái đại diện cho chữ số hàng chục. Quy ước bàn tay phải trong phương pháp Finger Math là nền tảng giúp trẻ đếm số thành thạo.
Quy ước của bàn tay phải (đại diện cho hàng đơn vị):
Số 1: ngón trỏ, số 2: ngón giữa, số 3: ngón áp út, số 4: ngón út, số 5: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 6: ngón trỏ, số 7: ngón giữa, số 8: ngón áp út, số 9: ngón út. Chú ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5 trẻ phải nắm các ngón tay 1,2,3,4 lại.
Quy ước của bàn tay trái (đại diện cho hàng chục)
Số 10: ngón trỏ, số 20: ngón giữa, số 30: ngón áp út, số 40: ngón út, số 50: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 60: ngón trỏ, số 70: ngón giữa, số 80: ngón áp út, số 90: ngón út.
Vậy để biết số có 2 chữ số ở hai số khác nhau ta sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng đơn vị, ghép với tay trái ở chữ số hàng chục.
Ví dụ: Số 1: ngón trỏ (bàn tay phải) + số 10: ngón trỏ (bàn tay trái) = số 11.
Quy ước trong phép cộng
Khi đã bung hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta bung tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục bung ra thì đồng thời các ngón ở hàng đơn vị phải thu lại.
Quy ước trong phép trừ
Khi đã thu về hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta thu tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục thu về thì đồng thời các ngón hàng đơn vị phải bung ra.
Lưu ý: khi thực hiện trừ và cộng đối với số có 2 chữ số , ta thực hiện trừ và cộng hàng chục trước, sau đó mới thực hiện trừ và cộng hàng đơn vị.
Ví dụ : 38 + 61, ta thực hiện 38+60 trước, sau đó mới cộng thêm 1. Tương tự: 72- 49, ta thực hiện 72-40 trước, sau đó mới trừ thêm 9.
Lợi ích phương pháp dạy bé học toán Finger Math
Phương pháp dạy con học toán này giúp bé tính toán nhanh hơn, chuẩn xác hơn. Con có thể vừa học vừa chơi và cảm nhận toán học đơn giản và thú vị hơn bao giờ hết
Finger Math giúp phát triển bán cầu não cân bằng do sự phối hợp nhịp nhàng giữa tư duy và hoạt động cơ thể. Ngoài ra cách học toán này còn có thể giúp bé cộng trừ nhiều số cùng lúc một cách đơn giản, miễn sao kết quả của chuỗi cộng trừ đó không vượt quá 100.
con tính toán với những con số khô khan….
Link học online: CLICK TẠI ĐÂY
Khoa Học Hay Bói Toán Công Nghệ Cao?
Hiện nhiều phụ huynh đổ xô cho con đi sinh trắc vân tay với mong muốn khai thác tiềm năng nổi trội, sớm định hướng nghề nghiệp cho con trong tương lai, rút ngắn thời gian đầu tư, đến nhanh hơn với thành công.
Nhân viên một trung tâm sinh trắc vân tay trên địa bàn TP.Biên Hòa lấy dấu vân tay cho khách hàng. Ảnh: P.Liễu
Tuy nhiên, theo một số bác sĩ, chuyên gia tâm lý, nếu nói sinh trắc vân tay có thể khám phá thế mạnh bẩm sinh mà con em mình đang sở hữu là không có cơ sở khoa học. Đáng lo ngại, nếu đưa ra kết quả định hướng nghề nghiệp sai lệch sẽ dẫn đến việc hướng nghiệp sai và đầu tư không đúng sở trường của trẻ.
* Đổ xô đi “khai quật” tiềm năng cho con
Các trung tâm dịch vụ sinh trắc vân tay đang nở rộ. Chỉ cần lên Google gõ cụm từ “sinh trắc vân tay” trong 0,4 giây đã có 6,6 triệu kết quả hiện ra với vô số trang thông tin giới thiệu dịch vụ sinh trắc vân tay. Tại TP.Biên Hòa, các trung tâm làm dịch vụ sinh trắc vân tay cũng được mở ra ngày càng nhiều. Hiện toàn thành phố có 11 trung tâm, với giá dịch vụ từ 2,5-3,5 triệu đồng/lần.
TS.Lê Minh Công, Viện phó Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học tâm lý và giáo dục cho biết, vấn đề sử dụng, lưu trữ vân tay của các trung tâm sinh trắc vân tay ngoài xem xét lại tính khoa học cũng cần quan tâm đến khía cạnh pháp lý. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, rất nhiều giấy tờ, dịch vụ giao dịch dùng dấu vân tay như một chìa khóa, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Thấy nhiều bạn bè cho con đi sinh trắc vân tay, chị Nguyễn Thùy Uyên (phường Bình Đa, TP.Biên Hòa) cũng muốn biết tiềm năng của con gái 3 tuổi nên liên hệ với một trung tâm khám phá tiềm năng ở quận Tân Bình (TP.Hồ Chí Minh) với giá dịch vụ 3 triệu đồng. Trung tâm này cho người về TP.Biên Hòa để lấy vân tay cho bé qua một máy quét nhỏ trên laptop.
2 tuần sau, chị Uyên nhận được một báo cáo dày tới 40 trang với nhiều thông tin, hình ảnh kỹ thuật cùng những trang tham khảo về chỉ số thông minh của nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Trong báo cáo cũng có đưa ra một số chỉ số của con chị như: IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số thông minh cảm xúc), AQ (chỉ số vượt khó), CQ (chỉ số thông minh sáng tạo), tính cách, khả năng thiên bẩm, một số điều cần tránh, một vài loại bệnh mà bé có thể mắc trong tương lai.
“Về định hướng nghề nghiệp tương lai, nhân viên cho biết con tôi có thiên hướng nghệ thuật, khuyến nghị tôi sau này nên cho bé theo các ngành kiến trúc, hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh… sở trường sẽ được phát huy, thành công nhanh và dễ dàng. Thực ra, tương lai của bé còn quá xa. Để biết điều đó đúng hay sai, cần thời gian chứng minh” – chị Uyên nói.
Cũng với mong muốn được biết con mình sở hữu tài năng gì, anh Đỗ Văn Toàn (phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) đưa con trai 5 tuổi đến một trung tâm sinh trắc vân tay trên địa bàn phường Tân Hiệp để kiểm tra vân tay. Nhận tập báo cáo dày đến 50 trang của trung tâm, anh Toàn tỏ ra băn khoăn về độ chính xác trong việc tư vấn, hướng nghiệp. Anh ngạc nhiên khi nghe nhân viên tư vấn nói con trai anh thiên về khả năng làm các nghề thủ công như: may mặc, làm tóc, trang điểm, nấu ăn…
“Tôi muốn biết con mình có sở trường gì để định hướng sớm, nhưng những nghề được định hướng trên, tôi chưa bao giờ thấy cháu có hứng thú gì. Kiểm tra cho vui chứ không nên áp đặt con theo hướng tư vấn. Lớn dần, những năng khiếu thiên hướng của con sẽ bộc lộ, lúc đó định hướng cũng chưa muộn” – anh Toàn chia sẻ.
* Không có cơ sở khoa học
Mặc dù các trung tâm sinh trắc vân tay đều khẳng định tính thiết thực và lợi ích rất lớn của dịch vụ đối với việc định hướng nghề nghiệp, giúp khai thác đúng tiềm năng, sở trường của con trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều bác sĩ, chuyên gia tâm lý, nếu chỉ sinh trắc vân tay mà “giải mã” được toàn bộ tiềm năng của một con người là không có cơ sở khoa học.
Bác sĩ Nguyễn Văn Cầu, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện tâm thần trung ương 2, người có gần 30 năm công tác trong ngành tâm thần chia sẻ, khi còn trong bào thai, vân tay của trẻ phát triển cùng với sự phát triển của não bộ đến tháng thứ 6 thì định hình vĩnh viễn. Tuy nhiên, não bộ không có quá nhiều kết nối với vân tay. Do đó, nếu nói sinh trắc các dữ liệu ADN, gen, tế bào hay nhiễm sắc thể để đánh giá tiềm năng não bộ của một con người thì còn có cơ sở khoa học, chứ chỉ sinh trắc vân tay bình thường bằng tin học thì không đáng tin cậy. Còn muốn biết các chỉ số IQ, AQ, EQ, CQ rất đơn giản, chỉ cần cho các cháu tham gia bộ trắc nghiệm đánh giá các chỉ số này là có thể biết.
Tương tự TS.Lê Minh Công, Viện phó Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học tâm lý và giáo dục cho biết, vân tay được hình thành dưới tác động môi trường trong bào thai nên không có giá trị để đánh giá về các yếu tố tiềm năng não bộ, trong khi đó sự phát triển các tập tính thông minh, trí tuệ cũng như các sở trường của một con người phụ thuộc vào 4 yếu tố, đó là yếu tố di truyền (chỉ là phần nhỏ), 3 yếu tố khác là: sự giáo dục của gia đình, môi trường sống và tự lập, tự rèn luyện của bản thân.
TS.Lê Minh Công cho biết thêm: “Nhiều người hỏi tôi về việc này và nói chỉ cho con làm thử cho vui. Tôi cho rằng, đánh giá về cơ sở khoa học của việc này tôi đã khẳng định là không có cơ sở, còn nếu nói làm thử cho vui thì quá tốn kém, không cần thiết, đôi khi không có lợi cho trẻ nhỏ. Bởi khi đã cầm trên tay kết quả về tiềm năng của con, được tư vấn khuyến nghị nghề nghiệp tương lai của con, cha mẹ rất dễ có xu hướng “hướng” hoặc “ép” con theo kết quả định hướng nghề nghiệp được các trung tâm vẽ ra”.
Phương Liễu
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Giải Một Số Bài Toán Tính Tuổi – Toán Lớp 4 Nâng Cao trên website Duanseadragon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!