Cập nhật nội dung chi tiết về Dịch Vụ Xem Ngày, Đặt Tên Công Ty Và Đặt Tên Con mới nhất trên website Duanseadragon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phong Thủy – Ngũ Hành đã có từ hàng nghìn năm nay và trở thành yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sự kiện trọng đại. Đặt tên cho con theo Phong Thủy – Ngũ Hành vì thế cũng trở nên rất quan trọng đối với nhiều bậc cha mẹ bởi cái tên đẹp và thuận khí không chỉ đem lại tâm lý may mắn mà còn ẩn chứa trong đó rất nhiều niềm hi vọng và gửi gắm của cha mẹ. Có câu:
“Cho con ngàn vàng không bằng cho con một nghề tốt, cho con nghề tốt không bằng cho con cái tên hay” giúp con thuận đường công danh thành đạt trong tương lai.
1, Phong Thủy, Ngũ Hành là gì?
Là một phương pháp khoa học đã có từ xa xưa, là tri thức sơ khai và có những yếu tố mà khoa học hiện đại không thể lý giải được.
Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, xuất phát từ Phong (gió) và Thủy (nước) gắn với 5 yếu tố cơ bản gọi là Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) để qua đó ứng dụng vào suy xét, giải đoán, đánh giá những tương tác đó với nhau và trong xã hội.
Phong Thủy đôi khi được hiểu sang việc xem hướng mồ mả, nhà cửa, hướng bàn làm việc… để thuận cho gia chủ, nhưng khoa học Phong Thủy gắn với Ngũ Hành có thể áp dụng để giải đoán, hỗ trợ rất nhiều việc.
2, Những yếu tố quan trọng cho việc đặt tên con theo Phong Thủy – Ngũ Hành
– Cái tên được đặt phải phù hợp với truyền thống của mỗi dòng họ. Con cháu phải kế thừa và phát huy được những truyền thống của tổ tiên gia tộc mình. Điều này thể hiện trong phả hệ, những người cùng một tổ, một chi thường mang một họ, đệm giống nhau với ý nghĩa mang tính kế thừa đặc trưng của mỗi chi, mỗi họ như họ Vũ Khắc, Nguyễn Đức,…
– Tên được đặt trên cơ sở tôn trọng cha, ông của mình, như tên kỵ đặt trùng với tên ông, bà, chú, bác…điều này rất quan trọng trong văn hoá truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam ta.
– Tên cần có ý nghĩa cao đẹp, gợi lên một ý chí, một biểu tượng, một khát vọng, một tính chất tốt đẹp trong đời sống. Như cha mẹ đặt tên con là Thành Đạt hy vọng người con sẽ làm nên sự nghiệp. Cha mẹ đặt tên con là Trung Hiếu hy vọng người con giữ trọn đạo với gia đình và tổ quốc.
– Bản thân tên cần có ý nghĩa tốt lành, đã được đúc kết và nghiệm lý theo thời gian như tên Bảo, Minh thường an lành hạnh phúc. Kỵ những tên xấu vì có ý nghĩa không tốt đẹp đã được kiểm chứng trong nhiều thế hệ.
– Tên bao gồm 3 phần là phần họ, đệm và tên. 3 phần này trong tên đại diện cho Thiên – Địa – Nhân tương hợp.
+ Phần họ đại diện cho Thiên, tức yếu tố gốc rễ truyền thừa từ dòng họ.
+ Phần đệm đại diện cho Địa tức yếu tố hậu thiên hỗ trợ cho bản mệnh.
+ Phần tên đại diện cho Nhân tức là yếu tố của chính bản thân cá nhân đó.
Thiên – Địa – Nhân phối hợp phải nằm trong thế tương sinh. Mỗi phần mang một ngũ hành khác nhau, việc phối hợp phải tạo thành thế tương sinh, kỵ tương khắc. Ví dụ như Thiên = Mộc, Địa = Hoả, Nhân = Thổ tạo thành thế Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim là rất tốt. Nếu Thiên = Mộc, Địa = Thổ, Nhân = Thuỷ tạo thành thế tương khắc là rất xấu. Yếu tố này cũng có thể nói gọn là tên phải cân bằng về Ngũ Hành.
– Tên nên cân bằng về mặt Âm Dương, những vần bằng (huyền, không) thuộc Âm, vần trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thuộc Dương. Trong tên phải có vần bằng, trắc cân đối, kỵ thái quá hoặc bất cập. Ví dụ như Thái Phú Quốc quá nhiều vần trắc, Dương cường, Âm nhược nên luận là xấu. Tên Thái Phú Minh luận là Âm Dương cân bằng nên tốt hơn.
– Yếu tố rất quan trọng của tên ngoài việc cân bằng về Âm Dương, Ngũ Hành còn phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh. Ví dụ, bản mệnh trong Tứ Trụ thiếu hành Thuỷ thì tên phải thuộc Thuỷ để bổ trợ cho mệnh, vì thế tên phải đặt là Thuỷ, Hà, Sương,…
– Tên còn cần phối hợp tạo thành quẻ trong Kinh Dịch, quẻ phải tốt lành như Thái, Gia Nhân, Càn, tránh những quẻ xấu nhiều tai hoạ rủi ro như quẻ Bĩ, Truân, Kiển,…Quẻ cũng cần phối hợp tốt với Âm Dương Bát Quái của bản mệnh.
– Tên cần hợp với bố mẹ theo thế tương sinh, tránh tương khắc. Ví dụ: Bố mệnh Thủy, mẹ mệnh Hỏa có thể chọn tên cho con mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc) hoặc Thổ (Hỏa sinh Thổ), những cái tên bị bản mệnh bố mẹ khắc thường vất vả hoặc không tốt.
3, Đặt tên công ty
Giống tên người, việc chọn tên cho công ty, cho các tổ chức hoặc cơ quan vô cùng quan trọng. Cũng giống như tên người, tên công ty có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại nhất là vấn đề kinh doanh sau này của công ty. Đặt tên cần có những nguyên tắc nhất định theo luật Âm Dương, Ngũ Hành sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp.
– Trước hết việc đặt tên cần dựa theo ý nghĩa của tên, phải phản ảnh được những ước vọng tốt đẹp, hoặc phản ánh được quan điểm kinh doanh, tiêu chí hành động của công ty. Ví dụ, “Thành Đạt” biểu hiện sự thành công, may mắn. “Sáng Tạo” biểu hiện ước muốn tiến tới sự sáng tạo, hoàn thiện trong quá trình hoạt động.
– Về Âm Dương ten phải có sự cân bằng, tránh thuần Âm hoặc Thuần Dương. Ví dụ tên “Chiến Thắng” có hai vần trắc nên là thuần Dương, tên “Minh Long” thể hiện sự cân bằng về Âm Dương.
– Về việc phân định Bát Quái cho tên để dự đoán tương lai của công ty được thành lập theo nguyên tắc như sau. Dựa vào số lượng chữ cái để tính số, thông qua số để lập thành quẻ. Tên được chia làm 2 phần, phần trước nhiều, phần sau ít. Ví dụ “Chiến Thắng” chia làm 2 phần là “Chiến” và “Thắng”. Nếu tên bao gồm 3 từ thì lấy 2 từ đầu cho phần 1, từ thứ 3 cho phần 2. Ví dụ “Tân Hoàng Minh” thì “Tân Hoàng” là phần 1, “Minh” là phần 2.
Sau đó tiến hành đếm số chữ cái cho mỗi phần để lập quẻ, mỗi chữ cái được tính là 1 đơn vị, mỗi dấu cũng được tính là 1, ví dụ “Chiến” tính là 6, “Thắng” tính là 6, chú ý không tính các móc của các chữ.
Sau khi có số chữ của 2 phần tiến hành lập quẻ theo số của Tiên Thiên Bát Quái. Trường hợp “Chiến Thắng” 6/6 được quẻ Thuần Khảm.
“Tân Trọng Minh” 9/4 được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng
“Mai Linh” 3/4 được quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp
– Bước tiếp theo tiến hành dự đoán trên ý nghĩa quẻ. Các trường hợp trên ta thấy quẻ Vô Vọng xấu nên việc kinh doanh không có lợi về lâu dài. Quẻ Phệ Hạp có lợi cho việc kinh doanh thực dụng trong thời gian ngắn.
– Người giám đốc, người làm chủ phải có mệnh cung phù hợp với các Quẻ của tên. Trường hợp Đông Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Trường hợp Tây Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Càn, Đoài, Cấn, Khôn.
=================================
Thiết nghĩ một cái tên có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau, rất quan trọng. Do đó để được chuyên gia phong thủy (phong thủy gia) tư vấn đặt tên , bạn có 3 cách sau đây:
3 – Tới văn phòng Phong thủy Gia Group để đăng ký tư vấn trực tiếp tại 583 Hoàng Hoa Thám.
Để đăng ký, quý vị vui lòng bấm vào link này chúng tôi hoặc chat với nick hỗ trợ trên website www.phongthuy583.com
Đặt Tên Công Ty Theo Phong Thủy
(Lichngaytot.com) Đặt tên công ty theo phong thủy, tên cửa hàng, biển hiệu, thương hiệu… thuận phong thủy đều nhằm mục đích thúc đẩy việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi, sớm phát tài phát lộc.
Tên công ty, cửa hàng, biển hiệu, thương hiệu… cần tuân theo những nguyên tắc phong thủy để đảm bảo mọi thứ được tiến hành thuận lợi, công việc kinh doanh sớm phát tài phát lộc.
1. Đặt tên công ty theo phong thủy – Quy luật Âm Dương
Tên công ty hợp phong thủy thì công ty dễ phát tài. Khi đặt tên cho công ty cần chú ý tên của thương hiệu cần phù hợp với luật Âm Dương, phải có sự cân bằng, tránh toàn Âm hoặc toàn Dương.
Có thể dùng chữ Hán và dựa vào nét bút để đặt tên công ty theo phong thủy. Chữ Hán thường có các bộ chữ tính theo nét chữ. Do đó số nét bút đặt tên cửa hàng có thể là chẵn hoặc lẻ.
Xét về con số theo phong thủy Âm – Dương thì nét chữ lẻ là âm và chẵn là dương. Dùng các chữ Hán và tính tổng số nét chẵn lẻ để đặt tên cho cửa hàng thường được cho là cát lợi.
Ví dụ: chữ Nhất là âm, chữ Nhị là dương. Theo phong thủy thì tên công ty, doanh nghiệp, cửa hàng nên dùng đơn số (Âm hoặc Dương) và song số có âm có dương là tốt nhất.
Nên sắp xếp các chữ theo thứ tự: Dương – Âm; Âm – Âm – Dương, Âm – Dương – Dương. Tránh sắp xếp theo thứ tự: Âm – Dương – Âm và Dương – Âm – Dương.
2. Đặt tên công ty theo phong thủy – Quy luật Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Có nguyên tắc đặt tên hay cho công ty. Theo phong thủy, khi đặt tên công ty cần kết hợp giữa ngũ hành của ngành nghề kinh doanh với bản mệnh của chủ doanh nghiệp để tìm ra tên đại cát đại lợi. Hoặc căn cứ vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để đặt tên, ngành thuộc ngũ hành gì thì đặt tên tương ứng hợp với nó.
Đặt tên công ty, doanh nghiệp, cửa hàng theo phong thủy ngũ hành gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Dựa vào mệnh của chủ nhân hợp với mệnh nào, khắc với mệnh nào để chọn hoặc tránh.
Trong ngũ hành có các mệnh tương sinh và tương khắc sau: Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Thổ; Tương Khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Khi đặt tên thương hiệu theo phong thủy bạn nên cố gắng dựa vào mối quan hệ tương sinh, tương khắc của ngũ hành để chọn ra các tên biển hiệu vừa thể hiện được ý tưởng vừa hợp phong thủy.
3. Đặt tên công ty theo phong thủy – Quy tắc Can Chi
Đặt tên hay cho công ty, đạt ngay thăng tiến phát tài. Số của Thiên can: Giáp, Ất quy ước là 1; Bính, Đinh là quy ước 2, Mậu, Kỷ là quy ước 3; Canh, Tân quy ước 4 và Nhâm, Quý quy ước 5.
Số Địa chi: tuổi Tý, Sửu, Ngọ, Mùi quy ước 0; tuổi Dần, Mão, Thân, Dậu quy ước 1; tuổi Thìn, Tị, Tuất, Hợi quy ước 2.
Giá trị mệnh Ngũ hành: Kim quy ước 1, Thủy quy ước 2, Hỏa quy ước 3, Thổ quy ước 4, Mộc quy ước 5.
Khi biết mệnh của mình bạn có thể áp dụng để tính các chữ, đặt tên thương hiệu của mình: Chữ cái thuộc hành Kim: C, Q, R, S, X; Chữ cái thuộc hành Mộc: G, K; Chữ cái thuộc hành Thủy: Đ, B, P, H, M; Chữ cái thuộc hành Hỏa: D, L,N,T,V; Chữ cái thuộc hành Thổ: A, Y, E, U, O, I.
4. Đặt tên công ty theo phong thủy – Ứng dụng Bát quái
Mệnh cung của chủ doanh nghiệp phải hợp với quẻ của tên doanh nghiệp. Nếu trường hợp là Đông tứ mệnh thì sẽ hợp với các quẻ Khảm, Chấn, Ly, Tốn; nếu là Tây tứ mệnh thì hợp với quẻ Càn, Cấn, Đoài, Khôn.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được tên công ty theo phong thủy, tên doanh nghiệp, cửa hàng vừa hay vừa hợp phong thủy mang lại tài vận tốt cho cả chủ nhân, gia đình, giúp việc kinh doanh thịnh vượng và phát đạt.
18 Cách Để Đặt Tên Công Ty Và Thương Hiệu
Việc đặt tên công ty, đặt tên thương hiệu mới hay đặt tên cho sản phẩm dịch vụ mới đều đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp bạn. Chắc chắn bạn sẽ cần đến những ý tưởng, chiến lược và công cụ cần thiết để nhiệm vụ khai phá danh xưng này trở nên dễ dàn
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói g hơn.
Scott Trimble, giám đốc quản lý của hãng Halfagain LLC chuyên về tiếp thị và nghiên cứu thị trường nhìn nhận rằng:
– Không có một chuỗi các sự kiện hợp lý nào hứa hẹn sẽ dẫn bạn tới các kết quả đặt tên hoàn hảo.
– Không có một bộ các nguyên tắc đặt tên chuẩn mực nào bạn phải tuân thủ theo.
– Song luôn có những ý tưởng và chỉ dẫn nhất định bạn nên nắm vững mặc dù không phải không có những ngoại lệ cho mọi nguyên tắc.
Quy trình đặt tên cũng có những nét riêng biệt của nó. Đôi lúc bạn đặt tên cho một sản phẩm mới và một cái tên hoàn hảo đang treo lơ lửng ở ngoài kia, ngay trước mặt bạn và bạn nắm bắt được luôn trong chốc lát. Nhưng không ít lần khác, bạn vò đầu bứt tóc cả ngày, khổ sở với cả núi các chi tiết sản phẩm, đưa ra hàng trăm lựa chọn mà cuối cùng vấn không thể có được cái tên thích hợp.
Vì thế, dựa theo bản chất khá thú vị nhưng có phần không nhất quán của việc đặt tên, Scott Trimble quyết định đưa ra những lời khuyên trên cơ sở “sự quan tâm, cân nhắc”. Thay vì cung cấp bản đồ các điểm hành động theo thứ tự thích hợp, Scott phác hoạ một tập hợp các phương pháp, ý tưởng và chiến lược mà bạn nên quan tâm và cân nhắc tới.
– Dễ dàng phát âm và đánh vần.
– Dễ nhớ.
– Đừng quá bó hẹp (quá chi tiết trong việc đặt tên công ty hay sản phẩm của bạn). Ví dụ: Công ty 256k Flash Drives hay công ty Portland Flooring. Nhưng cái tên như vậy có thể gây trở ngại cho sự phát triển sau này.
– Dễ dàng với những con số.
– Đừng sử dụng những cái tên có thể có một ý nghĩa tiêu cực trong các ngôn ngữ khác. Ví dụ, Công ty Baka Software là bình thường tại Mỹ nhưng không thích hợp tại Nhật Bản.
– Tránh xa các ý nghĩa tiêu cực.
– Chắc chắn tên của bạn không chọc giận bất cứ nhóm người nào (tôn giáo, chủng tộc,…).
– Tìm kiếm các nhãn hiện hiện tại đối với các tên tiềm năng.
– Đảm bảo rằng cái tên có thể được đăng ký theo tên miền tương ứng trên internet.
Sự sẵn sàng của một tên miền internet tương ứng có lẽ là điều khá khó khăn xuất hiện khi đặt tên. Chắc chắn, bạn có thể có được một cái tên sản phẩm hay công ty tiềm năng rất hay, nhưng liệu việc tìm kiếm một tên miền internet như vậy dễ dàng?
Theo Scott, ông sẽ không dành nhiều thời gian vào vấn đề này bởi vì nó không mấy phức tạp như mọi người nghĩ. Nếu bạn xây dựng một cái tên cho sản phẩm hay công ty mà cần tới tên miền chúng tôi hãy bình tĩnh và tiếp tục nỗ lực, bạn sẽ bắt đầu có được cảm giác cho những cái tên thậm chí còn thích hợp hơn nhiều trong khi tên miền tương ứng với nó luôn sẵn sàng.
3. Trọng tâm vào chất xám tập thể.
Có rất nhiều cuốn sách ngoài kia bàn về việc phát huy trí tuệ tập thể. Tuy nhiên, thay vì chỉ ngồi xuống và thử với những chữ cái ABC miêu tả về hoạt động kinh doanh của bạn, hãy tập trung trí tuệ tập thể để trả lời cho các câu hỏi nhất định.
Hãy trả lời từng câu hỏi bằng việc lên một danh sách dài nhất hay các từ ngữ nhiều nhất có thể.
– Sản phẩm của bạn làm những gì?
– Ngành nghề của bạn làm những gì, mục đích của nó là gì?
– Sản phẩm mang tới người tiêu dùng những lợi ích gì?
– Chuyện gì sẽ xảy ra với họ?
– Họ sẽ nhận được những gì?
– Những thành phần nào cấu thành nên sản phẩm/dịch vụ của bạn?
– Bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?
– Điều gì khiến bạn trở nên đơn nhất?
– Sự độc đáo của ngành nghề bạn là gì? Những gì thể hiện sự độc nhất vô nhị trong các chào mời hay hoạt động kinh doanh của bạn?
4. Tìm kiếm từ đồng nghĩa.
Thực sự rất đơn giản. Hãy lấy một trong các từ bạn đã có được sau khi hỏi ý kiến mọi người như ở trên và đưa chúng vào các từ điển đồng nghĩa, như kiểu chúng tôi (thesaurus.reference.com). Đọc kỹ các giải nghĩa, giữ lại những từ bạn thích và bỏ đi những từ không thích. Sau đó bạn đặt chúng vào một danh sách mới, chú ý tới các lựa chọn tên thích hợp nhất.
5. Phối kết hợp từ + một cái tên thích hợp – một công cụ tổ hợp.
Sau khi bạn huy động xong chất xám tập thể và/hay tìm kiếm từ đồng nghĩa, hãy thử phối kết hợp từ. Đưa tất cả những từ của bạn vào công cụ tổ hợp từ kiểu như My Tool (www.my-tool.com/word-domain/word-picker/), chỉnh sửa nó theo đúng những gì bạn muốn nó thể hiện và rồi chỉnh sửa hình thức thể hiện nữa.
Tuỳ thuộc vào số lượng từ bạn đưa vào hệ thống, bạn có thể có được một danh sách lớn kết quả trả lại cho bạn. Để lựa chọn trong số chúng một cách nhanh chóng, bạn có thể ấn các nút tìm kiếm và xem có tên miền nào đáp ứng hay không.
6. Danh sách các tên và từ giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn.
– Các giai đoạn địa chất
– Tên của các thực phẩm và nước uống
– Các loại khủng long
– Các loại đá
– Các từ gốc Latin hay Hy lạp
– Tên các địa điểm
– Tên các biểu tượng lịch sử
– Tên động vật học
– Tên thực vật học
– Các thuật ngữ toán học hay cơ học
– Các thuật ngữ thiên văn học
– Tên động vật, cá hay sâu bọ
Bạn có thể suy nghĩ về điều này theo những sự trừu tượng khác nhau. Nếu sản phẩm của bạn là mới và độc nhất, tên thực phẩm hay cây cối nào có những ý nghĩa mới mẻ tương tự? Và cứ thế.
Scott cho biết ông vừa mới thử một loại bia mới chỉ vì cái tên của nó. Loại bia này được gọi là Tricerahops, một sản phẩm mới của hãng Ninkasi Brewery. Chỉ đơn giản là một loại bia, nhưng hãy thử xem bạn có thể tạo ra được một cái tên đặc biệt như thế?
Hãy xem xét kỹ lưỡng chất xám tập thể của bạn và danh sách các từ đồng nghĩa cho những từ miêu tả hay xác định tốt nhất sản phẩm của bạn. Trong ví dụ về sản phẩm bia ở trên, chúng ta có thể tìm thấy cây hop (hoa bia) – một trong những thành phần chính của bia. Sau đó, chúng ta có thể nhìn thấy danh sách các động vật, thực phẩm, địa điểm,… và xem liệu có thể có được sự phối kết hợp nào tốt hơn thế nữa với các từ ngữ được hoà trộn chuẩn xác. Trong trường hợp này, hãng Ninkasi Brewery đã lựa chọn tên loài khủng long “Triceratops” và đơn giản chỉ thay đổi một chữ cái.
8. Công cụ từ ngữ độc đáo.
9. Có ý nghĩa hay không có ý nghĩa?
Ví dụ, tên công ty Rocket Repair là có ý nghĩa, còn công ty Simble không có ý nghĩa nào cả.
Một vài người cho rằng việc tạo dựng một cái tên với ý nghĩa trong đó là rất cần thiết – những công ty hay sản phẩm mới cần tới sự thân quen và an toàn. Trong khi đó không ít người lại nói những cái tên không ý nghĩa còn tốt hơn – cái tên là hoàn toàn của bạn, tự do trong ý nghĩa (điều mà bạn có thể định nghĩa sau đó).
Mặc dù tranh luận thế nào, có một vài điều bạn cần nắm vững: Những từ ngữ mới nên được tạo ra để có thể truyền tải yếu tố nào đó. Ví dụ, một trong những cái tên thành công nhất đó là Acura, được tạo ra từ hình vị “Acu” và kết thúc với hậu tố “ra”. Acu thể hiện một sự chính xác hay đúng đắn, thích hợp với những sản phẩm sang trọng và đắt tiền, như xe hơi,…
Hay việc Sony đặt tên Walkman cho máy CD nhằm đưa khách hàng liên tưởng tới sự tiện lợi của nó khi đi bộ nhưng vẫn có thể sử dụng được. Hoặc nhãn hiệu Mostfly cũng vậy khi khiến chúng ta biết ngay là sản phẩm để diệt ruồi hay diệt muỗi.
10. Những bản liệt kê các cái tên rộng khắp.
Hãy xem xét tới Word Lab (www.wordlab.com) hay trang web cụ thể hơn là: Word Lab Tools (www.wordlab.com/tools/t_index.cfm).
Trang web này được Scott xem như một trong những công cụ mạnh mẽ và hiệu quả nhất giúp nhiệm vụ đặt tên được thành công. Với một danh sách khổng lồ các tên công ty, những ví dụ ẩn dụ trong đặt tên, các nhà xây dựng tên,… trang web này là nơi bạn có thể tìm thấy nhiều ý tưởng đặt tên khác nhau. Mỗi lần Scott chuẩn bị đặt tên cho cái gì đó, ông lại sử dụng trang web này.
Scott gọi nó là đặt tên ẩn dụ hay đặt tên gợi nhớ. Song cho dù gọi nó là gì, nó nên được rút ra từ những cuộc bàn bạc tập thể với các ý kiến đóng góp của mọi người. Đặt tên ẩn dụ sẽ cần đến sự sáng tạo, trừ tượng hoá suy nghĩ song vẫn phải đảm bảo sự dễ hiểu và quen thuộc.
Vì vậy, khi bạn quyết định xây dựng một cái tên mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ, đừng bỏ qua chất xám chung của cả tập thể. Bạn sẽ cần trả lời cho câu hỏi: “Sản phẩm, công ty hay ngành của bạn làm những gì?”. Bạn sẽ liên tiếp đón nhận những từ ngữ và cụm từ để đặt tên riêng, kế tiếp là những gì trong cuộc sống cũng làm tương tự.
Bạn có môt công ty máy tính, và chức năng của sản phẩm mới nhất đó là copy dữ liệu. Vậy, bạn sẽ hỏi “Những gì trong cuộc sống cũng sao chép mọi thứ?”
Máy copy – quá logic.
Cục pin – có thể hiệu quả, nhưng chưa hấp dẫn
Những anh hề (Mime) – Trúng phóc!
Tại sao không gọi sản phẩm mới của bạn là Mime.
Lỗi chính tả của một số từ được sử dụng phổ biến có thể dẫn bạn tới những kết quả tích cực bất ngờ. Nó thể hiện sự thân thuộc, ngắn gọn và phần nào dí dỏm. Song nếu bạn tìm kiếm một tên miền internet cho nó, bạn sẽ phải có đôi chút phối kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo bởi vì các lỗi chính tả phố biến hầu như đã được mọi người lựa chọn hết.
13. Từ lóng trong ngành.
Mỗi một ngành đều có từ lóng của riêng mình, và bạn có thể nhận thấy nhiều tên, hay khẩu hiệu kinh doanh bắt nguồn từ những từ lóng,… hay đặc biệt hơn là từ những từ và câu nói thường được các người tiêu dùng trong ngành sử dụng.
14. Hãy hỏi bạn bè, nhưng…
Hãy hỏi ý kiến của bạn bè và người thân, nhưng chỉ đón nhận các ý kiến này như một trong nguồn tham khảo khác nhau. Trước hết, những lựa chọn ban đầu của bạn có thể khá nhỏ, để lại các kết quả với sự chính xác không cao.
Thứ hai, hãy quan tâm xem bạn bè hay người thân có ở trong thị trường mục tiêu của bạn. Nếu họ không ở trong, họ có thể không đưa ra cho bạn cái tên chuẩn xác nhất.
15. Các đối thủ cạnh tranh đặt tên ra sao? Có những xu hướng nào?
Scott đã từng mắc sai lầm khi không kiểm tra trước các đối thủ cạnh để rồi đưa ra một cái tên giống với các đối thủ cạnh tranh đã có trên thị trường. Kết quả là lãng phí thời gian.
Giờ đây, quy tắc chung của Scott đó là xác định xem các đối thủ cạnh tranh đang đặt tên như thế nào và từ đó mình cần phải khác biệt đi. Việc khác biệt luôn song hành với đôi chút mạo hiểm, chính vì thế hãy chắc chắn những gì mà bạn lựa chọn sẽ thích hợp nhất theo các nguyên tắc cơ bản của việc đặt tên.
Những cái tên có vần, có điệu luôn khó quên và có thể khá hiệu quả, miễn là chúng không quá duyên dáng hay quá cồng kềnh. Rhyme Zone (www.rhymezone.com) là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm các từ có vần điệu với nhau. Trang web More Words cũng rất hiệu quả trong trường hợp này.
17. Phù hợp với thông điệp và chiến lược phát triểnhình ảnh của công ty.
Những cái tên mà bạn dự định đặt sẽ đem lại giá trị tối đa nếu nó hỗ trợ mạnh mẽ thông điệp và chiến lược phát triển hình ảnh của công ty trong các kế hoạch kinh doanh mà bạn hướng tới.
18. Đừng đặt quá nhiều thứ vào cái tên của bạn.
Mọi nguyên tắc đều rất quan trọng, song việc đặt tên có thể bị nhấn mạnh quá mức. Có rất nhiều công ty và sản phẩm thành công ngoài kia với cái tên bình thường. Vì vậy, hãy xem việc đặt tên chỉ như một trong số nhiều công việc khác. Đừng quá chú trọng tới nó.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (XemTuong.net)
Vì Sao Nên Đặt Tên Công Ty Theo Phong Thủy?
Vì sao nên đặt tên công ty theo phong thủy?
– theo phong thủy là việc cần thiết, nhất là những công ty hoạt động theo lĩnh vực kinh doanh. Tên công ty tuân thủ theo phong thủy luật Âm Dương, cần phải có sự cân bằng hài hòa. Quy tắc đặt tên công ty – Từ xưa đến nay Chữ Hán thường có những nét hài hòa tuân thủ phong thủy, công ty có thể dựa theo số nét bút là chẵn hoặc lẻ. Tổng các số nét môi chữ xuất hiện trong tên công ty đều có cả chẵn và lẻ sẽ được coi là rất tốt, và thứ tự nên là Dương – Âm; Âm – Âm – Dương, Âm – Dương – Dương. – Ví dụ: chữ Hưng có tổng các chữ là chẵn, Trang có tổng chữ cái là lẻ. Người ta hay lấy tên công ty có đủ cả chẵn và lẻ tức là công ty TNHH “Hưng Trang” chẳng hạn sẽ đảm bảo sự cân bằng ngũ hành.
Hiện nay có nhiều các nguyên tắc để đặt tên công ty hay theo mệnh cho công ty. Theo quy định phong thủy, khi đặt tên công ty, doanh nghiệp theo phong thủy cần kết hợp tương thích ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với nghề kinh doanh với bản mệnh của chủ doanh nghiệp để tìm ra tên đẹp theo phong thủy. Người chủ công ty, doanh nghiệp cần tránh những mệnh tương khắc với mệnh của mình.
Trong ngũ hành có các mệnh tương sinh và tương khắc sau: Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Thổ; Tương Khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
(1) Luật sư/Chuyên viên cao cấp sẽ là người trực tiếp tư vấn, trao đổi, xử lý công việc và giám sát chất lượng thực hiện cho quý Khách hàng;
(2) Mọi chi phí triển khai công việc luôn được thông báo, thỏa thuận rõ ràng, hợp lý và minh bạch, không phát sinh thêm chi phí;
(3) Luật Trí Minh luôn bám sát công việc, cập nhật quý Khách hàng thường xuyên và kịp thời;
(4) Các tài liệu, giấy tờ, kết quả luôn được giao nhận tận nơi trong các quận nội thành Hà Nội/Tp. HCM;
(5) Khách hàng luôn được lắng nghe, thấu hiểu, được tham vấn đưa ra quyết định tối ưu nhất và hài lòng nhất;
(6) Luật Trí Minh có thể cung cấp tư vấn trực tiếp bằng các ngoại ngữ: tiếng Anh.
(3) Dịch vụ tư vấn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam
(4) Tư vấn đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư cho công ty vốn nước ngoài
(5) Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty vốn nước ngoài
(6) Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động , Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài
(7) Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dịch Vụ Xem Ngày, Đặt Tên Công Ty Và Đặt Tên Con trên website Duanseadragon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!