Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Đặt Tên Công Ty Theo Phong Thủy Ngũ Hành Hay, Ý Nghĩa mới nhất trên website Duanseadragon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Vì sao nên đặt tên công ty theo phong thủy?
Theo tín ngưỡng phương Đông thì việc áp dụng phong thủy vào đời sống là không thể thiếu. Phong thủy là việc áp dụng các yếu tố ngũ hành của hỷ dụng thần vào việc làm ăn kinh doanh cũng như xây dựng nhà cửa.
Việc đặt tên công ty dựa trên phong thủy sẽ tránh các yếu tố xấu và thu hút được khí vận tốt cũng như phải xem bát tự đoán vận mệnh của chủ doanh nghiệp. Từ đó giúp cho công việc kinh doanh trở nên thuận lợi, thu được nhiều lợi nhuận và càng phát đạt hơn.
Đặt tên công ty theo phong thủy cần tuân theo các quy tắc về Âm Dương về số lượng nét chữ. Theo quy luật Âm Dương thì những nét chữ lẻ nghĩa là âm và chẵn có nghĩa là dương. Tính tổng số chẵn lẻ trong việc đặt tên cho công ty, cơ sở kinh doanh được cho là cát lợi. Bên cạnh đó, việc đặt tên công ty cũng như việc chọn phong thủy logo, xem ngày đẹp khai trương phải phụ thuộc vào bản mệnh, độ tuổi của chủ doanh nghiệp.
2. Đặt tên công ty theo mệnh Kim
Đặt tên công ty theo mệnh kim này nên có sự mạnh mẽ và phù hợp với tính cách của bản mệnh. Người có dụng thần hành Kim có sự tương sinh đặc biệt với các số 2, 5, 6, 7 và 8. Số lượng âm tiết trong tên riêng của người có dụng thần hành Kim nên có tổng số ký tự bằng với các số trên. Điều này sẽ gia tăng sự tương sinh thu hút tài lộc và tiền tài cho doanh nghiệp.
3. Xem đặt tên công ty theo phong thủy hợp mệnh Mộc
Đặc điểm tính cách đặc trưng của người có dụng thần là Mộc thường rất nhanh nhẹn, thẳng thắn và có khả năng ngoại giao tốt. Chính vì vậy mà người có dụng thần hành Mộc cũng nên lưu ý những đặc điểm này để có thể chọn tên công ty phù hợp nhất. Và cũng không quên chuẩn chỉnh số ký tự, âm tiết trong tên công ty. Bởi số 3 và 4 là hai con số sẽ đem đến nhiều may mắn nhất cho người có dụng thần Mộc.
4. Đặt tên công ty người mệnh Thủy
Muốn chọn tên công ty hợp với mình, người chủ cần hiểu thêm về ngũ hành dụng thần của mình. Điều này sẽ giúp cân bằng và hài hòa thân nhược của người chủ. Bên cạnh đó, với tính cách được giao lưu bạn bè, nhạy cảm và dễ thay đổi quyết định. Lời khuyên cho người có dụng thần hành Thủy đó là nên đặt tên công ty theo mệnh thủy gắn liền với sông nước.
Tổng số ký tự may mắn cần lưu ý đó là: 1, 4, 6, 7.
5. Đặt tên công ty theo mệnh Hỏa
Theo phong thủy bát tự tứ trụ, người chủ dụng thần hành Hỏa luôn nhiệt huyết trong mọi việc. Họ là những người sáng tạo, cương trực. Khi đặt tên công ty theo mệnh hỏa, con số ký tự tương sinh cho người dụng thần hành Hỏa là 3, 4, 9.
6. Xem phong thủy tên công ty hợp mệnh Thổ
Quy luật ngũ hành dụng thần trong bát tự tứ trụ là vô cùng cần thiết khi xem phong thủy tên công ty. Khi đặt tên cho công ty theo phong thủy có sự tương sinh với ngũ hành dụng thần của chủ công ty, nó sẽ giúp cho công ty ngày càng phát đạt và thịnh vượng. Con số ký tự may mắn của người chủ này là: 2,5,8,9.
7. Cách xem, chọn chữ cái đầu tên công ty theo phong thủy
Bên cạnh cách chọn tên công ty theo mệnh (ngũ hành dụng thần) thì vẫn còn những quy tắc khác mà chủ công ty cần chú ý đến. Áp dụng cách đặt tên doanh nghiệp hợp phong thủy sẽ tránh được nhiều vận xấu và sự xui rủi trong kinh doanh. Và một cách đặt phổ biến đó là đặt tên doanh nghiệp theo quy tắc Can Chi
Chữ cái đặt tên cho chủ người dụng thần hành Kim (thay như 2.1): C, Q, R, S, X;
Chữ cái đặt tên cho chủ người dụng thần hành Mộc: G, K;
Chữ cái đặt tên cho chủ người dụng thần hành Thủy: Đ, B, P, H, M;
Chữ cái đặt tên cho chủ người dụng thần hành Hỏa: D, L,N,T,V;
Chữ cái đặt tên cho chủ người dụng thần hành Thổ: A, Y, E, U, O, I.
8. Lưu ý khi chọn tên gọi công ty theo phong thủy ngũ hành
Việc chọn tên công ty theo ngũ hành dụng thần hay đặt tên gọi cho công ty hợp phong thủy ngũ hành sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong kinh doanh. Tuy nhiên, để công ty càng phát triển hơn nữa thì việc đặt tên cũng nên chú ý một số các điểm như:
Đơn giản, dễ nhớ, dễ phát âm
Có ý nghĩa
Phù hợp với thuần phong mỹ tục.
9. Những điều cấm kỵ khi xem tên gọi công ty theo phong thủy
Mặc dù đặt tên theo phong thủy sẽ giúp hạn chế vận xui và thu hút cát lộc. Tuy nhiên, đặt tên không chỉ áp dụng phong thủy trong đó mà cần phải kiêng kỵ một số điều không nên khi đặt tên. Những điều cấm khi đặt tên công ty gồm:
Không nên đặt tên trùng với các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị nhà nước
Không nên đặt tên trùng với các công ty đã đăng ký doanh nghiệp để tránh gây hiểu nhầm
Nên tránh đặt tên có chứa các ký tự vi phạm đến thuần phong mỹ tục, văn hóa và đạo đức dân tộc.
10. Phong Thủy Tam Nguyên – Dịch vụ tư vấn đặt tên công ty theo phong thủy chuyên nghiệp
Phong Thủy Tam Nguyên là nơi cung cấp dịch vụ xem tên công ty hợp phong thủy chuyên nghiệp. Cùng với chuyên gia Phong thủy cao cấp – Thầy Tam Nguyên, Phong thủy Tam Nguyên sẽ hỗ trợ từ A đến Z cách chọn, xem phong thủy tên công ty hợp mệnh tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Văn phòng tại Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 809, Tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, P. Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 19002292
Văn phòng tại Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Cách Đặt Tên Công Ty Theo Phong Thủy, Tuổi Tác, Ngũ Hành
Tham khảo những nguyên tắc, cách đặt tên công ty theo phong thủy, bạn đọc sẽ tìm được những cái tên đẹp nhất, ấn tượng nhất doanh nghiệp của mình, vừa thỏa mãn các nguyên tắc đặt tên cơ bản, vừa mang đến sự tốt lành, may mắn ở tương lai.
Ngày nay, bên cạnh việc áp dụng các nguyên tắc đặt tên công ty theo tên người sáng lập, địa danh, sản phẩm kinh doanh,.., nhiều nhà lãnh đạo vẫn tính đến yếu tố phong thủy khi đặt tên doanh nghiệp.
Đặt tên cho doanh nghiệp theo phong thủy, hướng dẫn đặt tên công ty theo phong thủy
Cách đặt tên công ty theo phong thủy, tuổi tác, ngũ hành 1. Tại sao phải đặt tên công ty theo phong thủy
Phong thủy là môn khoa học nghiên cứu nguyên tắc, sự vận hành của vũ trụ để dự đoán họa, phúc, vận mệnh của con người trong từng giai đoạn.
Xét trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, phong thủy cho rằng, một doanh nghiệp được đặt tên hay, phù hợp với cung mệnh, tuổi tác của người sáng lập, cổ đông,…, sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc và các cơ hội phát triển ở tương lai. Ngược lại, một cái tên công ty không phù hợp sẽ dễ thu hút những năng lượng xấu, khiến doanh nghiệp gặp trở ngại trong việc tiếp cận, thu hút và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến đối tác, khách hàng.
2. Hướng dẫn đặt tên công ty theo phong thủy 2.1. Đặt tên công ty hay theo phong thủy dựa vào chữ cái đầu tiên
Dựa theo âm tiết, ngũ hành chia các âm trong bảng chữ cái thành các nhóm, mang ý nghĩa biểu trưng cho người thuộc mệnh Kim, Thủy, Hỏa, Thổ, Mộc. Cụ thể như sau:
Nhóm hành Kim là những âm bắt đầu bằng chữ C, Q, R, S, X, Z
Nhóm hành Mộc là Âm G hoặc K
Nhóm hành Thủy là các âm bắt đầu bằng B, F, M, H hoặc P
Nhóm hành Hỏa bao gồm các âm D, J, L, N, T
Nhóm hành Thổ là các âm A, W, Y, E hoặc O
Theo quy ước này, tên công ty cần phải được đặt theo tuổi, mệnh của chủ nhân. Các âm tiết cấu thành tên công ty phải bắt đầu bằng các chữ cái của các nhóm mệnh hợp nhau (Thổ và Kim, Kim và Thủy, Hỏa và Thổ, Thủy và Mộc) và tránh bắt đầu bằng các chữ cái của các nhóm mệnh khắc nhau (Thổ và Thủy, Kim và Hỏa, Thổ và Mộc, Thủy và Hỏa).
Ngoài ra, tên công ty cần được cấu thành từ các từ, tổ hợp từ có nghĩa, đảm bảo được sự cân bằng âm dương, quá âm hoặc quá dương đều không tốt.
Các từ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng mang thuộc tính dương
Các từ không dấu hoặc dấu huyền mang thuộc tính âm
Kết hợp 2 quy ước về cách đặt tên công ty theo phong thủy theo phong thủy ở trên, ta có thể dễ dàng tìm được tên, tổ hợp tên gọi phù hợp cho công ty mình
Ví dụ: Công ty TNHH Ánh Dương: Chữ cái A thuộc hành Thổ, chữ cái D thuộc hành Hỏa, tổ hợp mệnh tương hỗ cho nhau rất tốt. Ngoài ra, tên Ánh Dương cũng đạt được các yếu tố về sự cân bằng âm – dương nên rất phù hợp để đặt tên công ty.
Hình ảnh mô tả các mệnh hợp/khắc nhau trong phong thủy
2.2. Đặt tên doanh nghiệp theo phong thủy ngũ hành
Không chỉ dựa vào mệnh để quy ước chữ cái, người ta cũng dựa vào điểm đặc trưng của từng cung mệnh để hướng dẫn đặt tên công ty theo phong thủy cho chủ doanh nghiệp. Cụ thể:
– Cách đặt tên công ty cho người mệnh Kim:
Tính cách đặc trưng cho nhóm người thuộc mệnh Kim là sự sắc sảo, thông minh, cá tính, cương quyết, hoạt động độc lập. Nếu đã có mục tiêu sẵn có, họ sẽ sẵn sàng dốc sức đi trên con đường của mình.
Với nét tính cách này, một vài tên công ty tốt nhất cho người mệnh Kim sẽ là: Công ty Hưng Thịnh, công ty Phong Vũ, công ty nội thất The One,…
– Cách đặt tên công ty theo mệnh Thủy
Mệnh Thủy chủ về nước. Điểm tích cực trong tính cách của người mệnh Thủy chính là sự sáng tạo, khéo léo, uyển chuyển, có tài ăn nói, thuyết phục, dễ gần,… Điểm tiêu cực của người mệnh Thủy là bản ngã yếu đuối, sợ hãi, lo lắng,…
– Cách đặt tên công ty theo mệnh Thổ
Đại diện cho Đất, những người mệnh Thổ thường bộ lộ tính cách bản năng với sự ôn hòa, chăm chỉ, hiền lành. Xét về mặt tiêu cực, người mệnh Thổ thường hay để tuột cảm xúc và tạo ra những lo lắng thái quá.
Tên gọi phù hợp cho người mệnh Thổ là Công ty niềm tin Việt , công ty Ong Vàng, công ty Kiến Hưng,…
– Cách đặt tên công ty hay theo mệnh Mộc
Người hành Mộc thường là những người chủ động, đại diện cho sự tiên phong, dẫn đầu. Điểm chưa tốt của những người mệnh Mộc là sự thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận,..
Lúc này, tên công ty phù hợp cho những người mệnh Mộc nên là công ty Ban Mai Xanh, công ty Bình Minh, công ty Bình An,…
– Đặt tên công ty hay cho người mệnh Hỏa.
Đại diện cho yếu tố lửa, những người mệnh Hỏa có tính cách năng động, nhiệt tình, bốc đồng. Trong một số hoàn cảnh, những người mệnh Hỏa cũng biểu hiện tính cách ghen tỵ, thất vọng, hiếu thắng,…
Với đặc trưng này, cách đặt tên công ty cho người mệnh Hỏa nên là những cái tên phổ biến như công ty Ngọn Lửa Việt, công ty Hồng Quang, công ty ánh sáng xanh,….
Cách đặt tên doanh nghiệp theo phong thủy ngũ hành
2.3. Cách đặt tên công ty theo phong thủy và Kinh Dịch
Ngoài những cách ở trên, dân gian còn lưu truyền cách đặt tên doanh nghiệp theo phong thủy và quẻ kinh dịch. Một cái tên công ty hợp phong thủy phải chứa đầy đủ 2 yếu tố là Đông Tứ Mệnh (gặp quẻ Khảm, Chấn, Ly, Tốn) và Tây Tứ Mệnh (hợp các quẻ Càn, Cấn, Đoài, Khôn).
3. Một vài lưu ý khi đặt trên công ty theo phong thủy
– Việc đặt tên doanh nghiệp theo phong thủy cần tuân thủ các nguyên tắc về phong thủy ngũ hành, về sự cân bằng âm dương và sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố khác nhau,… Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy phong thủy, kinh dịch hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
– Bêncạnh các yếu tố về phong thủy, để đặt tên công ty hay, các bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố về tính dễ đọc, dễ nhớ, dễ phát âm, ý nghĩa của tên doanh nghiệp,…
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-dat-ten-cong-ty-theo-phong-thuy-56343n.aspx Nếu đang buôn bán, kinh doanh offline, online với quy mô vừa và nhỏ, bạn cũng nên tham khảo cách đặt tên Shop hay, ý nghĩa, dễ kinh doanh của chúng tôi. Một cái tên shop hay, ấn tượng sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu, gây ấn tượng với khách hàng và cải thiện tình hình kinh doanh, buôn bán của mình.
Cách Đặt Tên Công Ty Theo Phong Thủy
Việc chọn tên cho công ty, cho các tổ chức hoặc cơ quan vô cùng quan trong, tên công ty có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại nhất là vấn đề kinh doanh sau này của công ty.
Đặt tên theo đúng luật Âm Dương, Ngũ Hành sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp. Trước hết việc đặt tên cần dựa theo ý nghĩa của tên, phải phản ảnh được những ước vọng tốt đẹp, hoặc phản ánh được quan điểm kinh doanh, tiêu chí hành động của công ty. Ví dụ, “Thành Đạt” biểu hiện sự thành công, may mắn. “Sáng Tạo” biểu hiện ước muốn tiến tới sự sáng tạo, hoàn thiện trong quá trình hoạt động.
– Về Âm Dương tên phải có sự cân bằng, tránh thuần Âm hoặc Thuần Dương. Ví dụ tên “Chiến Thắng” có hai vần trắc nên là thuần Dương, tên “Minh Long” thể hiện sự cân bằng về Âm Dương.
– Về việc phân định Bát Quái cho tên để dự đoán tương lai của công ty được thành lập theo nguyên tắc như sau. Dựa vào số lượng chữ cái để tính số, thông qua số để lập thành quẻ. Tên được chia làm 2 phần, phần trước nhiều, phần sau ít. Ví dụ “Chiến Thắng” chia làm 2 phần là “Chiến” và “Thắng”. Nếu tên bao gồm 3 từ thì lấy 2 từ đầu cho phần 1, từ thứ 3 cho phần 2. Ví dụ “Tân Hoàng Minh” thì “Tân Hoàng” là phần 1, “Minh” là phần chúng tôi đó tiến hành đếm số chữ cái cho mỗi phần để lập quẻ, mỗi chữ cái được tính là 1 đơn vị, mỗi dấu cũng được tính là 1, ví dụ “Chiến” tính là 6, “Thắng” tính là 6, chú ý không tính các móc của các chữ.
Sau khi có số chữ của 2 phần tiến hành lập quẻ theo số của Tiên Thiên Bát Quái. Trường hợp “Chiến Thắng” 6/6 được quẻ Thuần Khảm.
“Tân Trọng Minh” 9/4 được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng “Mai Linh” 3/4 được quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp
– Bước tiếp theo tiến hành dự đoán trên ý nghĩa quẻ. Các trường hợp trên ta thấy quẻ Vô Vọng xấu nên việc kinh doanh không có lợi về lâu dài. Quẻ Phệ Hạp có lợi cho việc kinh doanh thực dụng trong thời gian ngắn. – Người giám đốc, người làm chủ phải có mệnh cung phù hợp với các Quẻ của tên. Trường hợp Đông Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Trường hợp Tây Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Càn, Đoài, Cấn, Khôn.
=========================================
Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Đặt Tên Cho Doanh Nghiệp
Khi đặt tên cho doanh nghiệp, bạn cần phải luôn nhớ rằng cái tên này sẽ không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà còn theo suốt bạn trong tương lai.
Đặt tên cho doanh nghiệp rất giốngvới việc bạn xây viên gạch ở góc của một toà nhà. Một khi nó đã vào chỗc ủa mình rồi thì việc xây dựng và cấu trúc còn lại cứ thế tiến hành theo cái mốc đã đặt ra. Nếu công việc đầu tiên này thất bại, thậm chí chỉ một chút thôi, phần xây dựng còn lại cũng sẽ thất bại và đườngt hẳng sẽ biến thành đường xiên.
Để cho cả một “uỷ ban” tham gia vào quyết định của bạn
Chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ và dường như có vẻ đúng khi tất cả mọi người (bạn bè, gia đình, nhân viên và khách hàng) tham gia vào quyết định quan trọng này. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này cho thấy có một số vấn đề cần phải được tìm hiểu.
Một thực tế đầu tiên và rõ ràngnhất là cuối cùng bạn cũng chỉ chọn được một cái tên, vì vậy bạn cónguy cơ phải bỏ qua nhiều cái tên khác mà những người xung quanh đã gợi ý cho bạn. Thứ hai, bạn thường kết thúc việc chọn tên với một quyết định được nhất trí cao, thường là một cái tên rất an toàn, rất ngọt ngào.
Một phương pháp tốt hơn là chỉ tham khảo ý kiến của một số người trụ cột-càng ít càng tốt và chỉ lựa chọn người mà bạn cảm thấy họ có tâm huyết với công ty.
Sự cảm nhận cá nhân có thể đem đến một kết quả sai lệch, vì vậy bạn cần những người tư vấn có thể khoanh vùng nhận thức của họ ở một mức nhất định. Hãy chắc chắn rằng bạn có một vài bộ óc thông thái và phá cách trong một đống hỗn độn ấy, bạn sẽ chọn được một cái tên rất văn vẻ và đầy sức gợi.
Dùng phương pháp “xác tàu” để đặt tên
Khi bắt buộc phải tạo ra một cái tên hấp dẫn, có sức lôi cuốn, nhiều nhà quản lý tham vọng cho rằng chỉ việc đơn giản thêm vào danh từ một tính từ, kết quả là những cái tên có vẻ hợp lý nhưng nhìn và nghe thì thật tệ hại.
Những kiểu cắt bỏ phổ biến khác và rất chung chung như Tech, Corp (hay đặc biệt ở Việt Nam, doanh nghiệp thường có đuôi Mex…) khiến cho khách hàng thường bị nhầm lẫn và không tạo được nét riêng biệt. Vấn đề xảy ra với cách tiếp cận này là nó không có sức lôi cuốn và bị lọt thỏm khi người ta xướng tên nó lên. Dùng những từ quá đơn giản tới mức chúng chẳng bao giờ nổi bật trước đám đông Công ty đầu tiên trong một lĩnh vực nào đó có thể theo cách này, như bạn đã từng nghe tới General Motors, General Electric và nhiều tên khác nữa. Nhưng một khi đã xuất hiện sự cạnh tranh, nó đòi hỏi bạn phải có sự khác biệt. Hãy tưởng tượng Yahoo! Cũng có cái tên chúng tôi xem sao?
Dùng cách tiếp cận atlas và bản đồ để đặt tên
Trong trạng thái sốt sắng bắt đầu một công ty mới, nhiều doanh nghiệp chọn cách sử dụng tên thành phố nơi họ mở công ty, quận hay vùng như là một phần trong tên doanh nghiệp. Trong khi đó có thể là cứu cánh hiện tại, vào thời điểm bắt đầu nhưng lại thường trở thành một lực cản khi doanh nghiệp phát triển hơn.
Một khách hàng từng than thở với tôi anh ta đang phục vụ cho thị trường nhiều hơn cho chính mình với cái tên của anh ta. Anh ta đã đặt tên doanh nghiệp mình là St. Pete Plumbing khi anh ta tới từ St. Petersburg, Florida. Nhưng trang vàng những cửa hàng lại kết luận đó cũng là cái tên cho toàn vùng.
Nhiều công ty khác đã phải vật lộn với vấn đề tương tự. Minnesota Manufacturing & Mining đang phát triển vượt ra khỏi ngành công nghiệp và bang của mình. Để tránh hạn chế tầm phát triển, họ đổi tên thành 3M, một công ty hiện đang nổi tiếng về sáng tạo. Kentucky Fried Chicken hiện đổi thành KFC, xóa nhòa bớt sự nổi bật của tên vùng và tên nguyên gốc. Từ bài học này, bạn có thể biết mình cần phải làm gì ngay từ đầu.
Biến tên công ty thành một lời sáo
Một khi bỏ qua được tính văn vẻ, miêu tả, quá trình suy nghĩ của bạn hầu hết quay về phép ẩn dụ. Đây có thể trở thành điều tuyệt vời nếu chúng không bị lạm dụng để trở nên nhàm chán. Ví dụ, từ khi có nhiều công ty tự cho rằng mình đứng đầu lĩnh vực, các tên thường được họ dùng là Summit, Apex, Pinnacle, Peak toàn mang nghĩa là đỉnh, chóp cả.
Thay vì vậy, hãy tìm cách kết hợp các từ tích cực với nhau và dùng phép ẩn dụ, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn nhiều. Một ví dụ rất hay là công ty lưu trữ dữ liệu Iron Muontain, một cái tên truyền được sức bền và độ an toàn mà không bị nghe như tầm thường ,sáo rỗng.
Làm cho tên công ty trở nên quá khó hiểu, khách hàng không thể biết nó có ý nghĩa gì Điều tuyệt vời là khi bạn chọn được một cái tên có ý nghĩa đặc biệt, nó có thể bao gồm cả một câu chuyện nói về thông điệp của công ty. Nhưng nếu nó quá mập mờ và khó phát âm, bạn có thể không bao giờ có cơ hội nói điều đó với khách hàng vì họ dễ dàng bỏ qua bạn. Dùng cách hỗn hợp để chọn tên
Bị cuốn theo suy nghĩ cần ghi dấu trên lĩnh vực hoạt động, nhiều công ty đã phải cầu viện tới việc xây dựng vụng về hoặc viết sai chính tả những cái tên có mục đích. Kết quả là những cái tên công ty nghe giống như miêu tả một loại ma túy hơn là tên công ty.
Lỗi Dùng phương pháp “xác tàu” để đặt tên đôi khi kết hợp với lỗi này và kết quả là tạo nên một cái tên kiểu như KwaliTronix. Điều thú vị là một vài cái tên bắt đầu được thay đổi sau khi đặt: để tránh dùng “K” thay bằng dùng “Q” hay “Ph” thay bằng “F”. Điều này làm cho việc phát âm tên công ty cũng như tìm kiếm nó trên Internet trở nên khó khăn hơn.
Chọn tên sai, sau đó không chịu thay đổi
Nhiều chủ doanh nghiệp biết cái tên của công ty mình có vấn đề và hi vọng tự nó sẽ làm nên điều kì diệu. Tên công ty ban đầu của một khách hàng của tôi là “Portables” gợi cho khách hàng ý nghĩ về một phòng học di động-một cái tên chưa từng được chủ của nó nghĩ tới, điều này càng nặng nề hơn khi chính người chủ một đại lý cũng cố gắng giải thích quan niệm mới của họ về vận chuyển và lưu kho.
Sau nhiều suy nghĩ, chúng tôi đã quyết định chọn tên PODS, có nghĩa Portable On Demand Storage. Phần còn lại nhanh chóng trở thành một kỳ tích khi họ mở rộng ra cả quốc gia và quốc tế. Và cũng như vậy, 3M hay KFC đã quyết định đúng khi họ có sự thay đổi cần thiết để duy trì sự lớn mạnh và hình ảnh trong mắt khách hàng.
Đặt tên công ty chắc chắn là một trong những quyết định khó khăn nhất đối với hầu hết mọi người khi khởi nghiệp. Một cái tên công ty hay và hấp dẫn không chỉ truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp mà còn là nền móng quan trọng để xây dựng tài sản thương hiệu lâu dài. Bài viết sau đây chia sẽ những cách phổ biến nhất để đặt tên cho công ty mới của bạn.
1. Đặt tên công ty theo tên cá nhân:
Lựa chọn này thích hợp cho các công ty tư nhân, gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc tên công ty từ tên cá nhân. Có một vài cách đặt tên cho công ty theo tên cá nhân như:
– Đặt theo tên chủ doanh nghiệp: ví dụ Nam Cường, Mai Hương, Hoàng Dũng, Mc Donal, Trump, Adidas,… – Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập doanh nghiệp: Mạnh Dũng, Tấn Phát Sang,… – Đặt tên bằng tên của những người thân: vợ – chồng, con,… – Đặt tên bằng họ của những người sáng lập: ví dụ Lê Trần, Nguyễn Lê, Trương Nguyễn, Nguyễn Hoàng,…
2. Đặt tên công ty theo địa danh:
– Lấy địa danh làm tên chính: Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội,… – Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Nước mắm Phan Thiết, Yến Khánh Hòa, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên,… – Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Trung, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Nga,… – Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An,…
3. Đặt tên công ty bằng những từ viết tắt:
Đây là cách mới nhưng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ban đầu những tên này có thể là viết tắt của tên doanh nghiệp đầy đủ nhưng sau đó do việc sử dụng thuận tiện hơn nó có thể trở thành tên gọi thay thế và đôi khi tên gọi pháp lý của doanh nghiệp. Có một số cách đặt tên như sau:
– Viết tắt tên địa danh và ngành nghề: Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco. – Viết tắt từ tên công ty đầy đủ: – Lấy các chữ cái đầy tiên của tên: ACB ( Ngân hàng Á Châu), ICP (Internation Consumer Product),…
4. Đặt tên công ty gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh:
Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để đặt tên doanh nghiệp. Vì dường như nó hiển nhiên, tên một doanh nghiệp phải gợi đến lĩnh vực mà nó hoạt động. Tên này chỉ hiệu quả khi ngành hàng của bạn còn mới và ít đối thủ tham gia. Ví dụ Công ty CP Sữa Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty hóa dầu, Công ty Rượu bia Hà Nội,… Cách đặt tên này sẽ kém hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh và nhiều đối thủ. Bởi khi đó sẽ không ai phân biệt nổi: Công ty sữa Việt Nam, Công ty sữa Quốc Gia, Công ty Sữa Quốc tế,…
5. Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả:
Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng nhiều nhất trong thực tế. Nó phản ánh những ước vọng của chủ doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Những tên loại này thường được đặt theo:
– Gợi lên sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt,… – Gợi lên uy tín, tin cậy: Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng… – Gợi lên khát vọng dẫn đầu: Công ty công nghệ Tiên Phong, Công ty y tế Tiến Bộ,… – Gợi lên triết lý kinh doanh: Công ty xây dựng Hòa Bình, Công ty CP Đồng Lợi, Công ty Hiệp Phát, Hợp Tiến,…
6. Đặt tên công ty lấy cảm hứng từ các danh từ gợi nhắc
– Lấy cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại: Vệ Nữ, Mặt Trời, Venus, Panora, Zeus Spa,… – Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Sao Kim, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai,… – Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên 1 loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia,… – Lấy cảm hứng từ loài vật: BiaTiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ,… – Lấy cảm hứng từ một danh lam thắng cảnh: Khách sạn Bài Thơ, Công ty du lịch Phú Bài, Công ty đá mỹ nghệ Non Nước, Công ty du lịch Hòn Dấu,… – Lấy cảm hứng từ văn học: Khách sạn Mộng Mơ, Công ty truyền thông Núi Đôi, Thời trang Casanova,…
7. Đặt tên công ty bằng Ngoại ngữ.
Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Ngày càng nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc hiểu được các ngôn ngữ ngoại nhập. Do vậy, xu hướng sử dụng ngoại ngữ để đặt tên công ty sẽ làm cho doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo được liên kết với những thuộc tính mà ngôn ngữ của quốc gia đó đại diện. Ví dụ: nếu doanh nghiệp có tên mang âm hưởng Đức sẽ được hưởng lợi nếu là doanh nghiệp sản xuất, phân phối các thiết bị công nghiệp (Đức vốn nổi tiếng với các sản phẩm này), doanh nghiệp mang tên gợi nhắc đến Nhật Bản sẽ tượng trưng cho các sản phẩm gia dụng và điện tử chất lượng cao.
Ví dụ: Công ty hàng tiêu dùng Masan, Nhà hàng Kichi – Kitchi, Công ty đầu tư Vincom, Máy lọc nước Akamoto, Cửa nhựa Ausdoor,…
5 cách thông dụng để đặt tên cho công ty khởi nghiệp của mình
1. Những từ mang ý nghĩa cụ thể. 2. Những từ “bị” đánh vần sai. 3. Những từ ghép có 2 âm tiết. 4. Viết tắt các chữ cái đầu tiên. 5. Những từ hoàn toàn tự nghĩ ra.
1. Những từ mang ý nghĩa cụ thể
2. Những từ “bị” đánh vần sai
– Lý do để đặt tên theo cách này: Không chỉ tạo ra sự nổi bật giữa đám đông, những cái tên được đặt theo cách này cũng khá là dễ nhớ và dễ tìm. – Lý do để không đặt tên theo cách này: Không may chọn phải một từ đánh vần sai nhiều quá, nó sẽ khiến người ta bối rối và khó nhớ ra, dẫn đến việc công ty bị đẩy vào trạng thái khó định vị.
3. Những từ ghép có 2 âm tiết
– Lý do để đặt tên theo cách này: Phải có đến hàng tỉ cách để ghép 2 từ lại với nhau để tạo thành một từ mới và lấy làm tên của một công ty. Mặc dù có phần dài hơn những cái tên ở hai cách trên, nhưng chúng vẫn thuộc dạng dễ nhớ và dễ tìm. – Lý do để không đặt tên theo cách này: Không có nhiều điểm hạn chế, ngoại trừ việc những cái tên kiểu này hơi “bão hòa”. Lưu ý là đặt tên kiểu này thì nên cẩn thận một chút, khó mà “ngẫu hứng” được như 2 cách đầu tiên.
4. Viết tắt các chữ cái đầu tiên
Tên gọi tắt cũng thường được sử dụng rất nhiều trong các công ty hiện nay. IBM (International Business Machines), AOL (America Online) and TBS (Turner Broadcast System) là những ví dụ sinh động nhất chonhững công ty đặt tên theo cách này. Có nguồn tin cho hay, Rupert Murdoch cũng đang cân nhắc rút gọn Wall Street Journal’s lại chỉ còn WSJ.
– Lý do để đặt tên theo cách này: Nếu cần một cụm-nhiều-từ ghép lại với nhau để có thể miêu tả về một công ty, đây có lẽ là một cách hay. Nó cũng hữu ích trong việc cung cấp những thông tin sơ bộ cho các đối tác và những người cần tìm hiểu về công ty đó. – Lý do để không đặt tên theo cách này: Hơi nhàm. Và đa số các công ty đều dùng 3 chữ cái để tạo thành tên của công ty mình, thế nhưng bây giờ chẳng còn tên miền .com nào tồn tại trên Internet cả. Có lẽ nếu thật sự muốn thì công ty đó phải bỏ ra kha khá tiền để mua được một tên miền như thế.
5. Những từ không theo nguyên tắc nào trong 4 nguyên tắc trên
Một số thương hiệu đặt tên gọi với một ý nghĩa đầy ngẫu hứng. Skype, Hulu, Zynga… Không có ý nghĩa cụ thể,ý nghĩa trừu tượng cũng không nốt. Cũng chẳng vui vẻ, thú vị, “bị” phát âm sai, được viết tắt hay là ghép từ đâu vào cả. Nói chung là cách đặt tên này hoàn toàn… sáng tạo và ngẫu hứng theo đúng nghĩa của nó. Nếu có công ty nào đó sở hữu cái tên như vậy mà gây dựng được chút tiếng tăm, cái tên của họ sẽ trở thành một thương hiệu không thể lẫn đi đâu được.
Có cả một bộ môn khoa học về cách đặt tên cho công ty và sản phẩm/dịch vụ. Ở Việt Nam mọi người còn ít biết đến chuyên ngành khoa học này. Đôi khi cũng xuất hiện những cái tên thành công nhưng phần nhiều là do các ông chủ ngẫu nhiên chọn được. Hơn nữa, bộ môn khoa học này còn chứng minh rằng: khi tạo ra một cái tên cần phải cân nhắc đến rất nhiều yếu tố marketing khác.
Ai là các khách hàng tiềm năng của bạn? Điểm khác biệt của công ty bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác là gì? Bạn muốn truyền tải thông điệp nào đến với khách hàng thông qua cái tên của mình? Liệu một cái tên êm ái du dương đã đủ thỏa mãn những yêu cầu về kinh doanh của công ty? Khi trả lời các câu hỏi này cộng với việc nắm vững những nguyên tắc chính của khoa học đặt tên, thì việc tìm được một cái tên thành công không phải là quá phức tạp. Và sau đây là những nguyên tắc chính của nghệ thuật đặt tên:
Ấn tượng đầu tiên mà một cái tên cần phải có là làm cho các khách hàng và đối tác nảy sinh mong được tiếp cận với công ty của bạn. Ấn tượng được tạo thành từ cảm giác và những hình ảnh hiện lên trong nhận thức của mọi người. Ví dụ, nếu một công ty chuyên tổ chức các buổi lễ hội thì với cái tên “Tết” là rất thích hợp. Chỉ cần nghe thấy từ “Tết”, trong đầu mọi người đã xuất hiện nhiều hồi tưởng dễ chịu. Những cái tên tương tự có thể tự động tạo ra một hình ảnh có lợi cho công ty. Khi làm được điều này, có thể coi các ông chủ đã có trong tay một tấm “bùa hộ mệnh”.
Ngược lại những từ ngữ làm liên tưởng đến sự mất mát và đau khổ có thể làm hỏng uy tín công ty bạn. Thậm chí, một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cũng chưa chắc đã cứu vãn được. Cũng vì lý do này mà bạn phải đặc biệt cẩn trọng với những với cái tên nước ngoài. Ví dụ, một người để bắt tay vào kinh doanh đã mua dịch vụ một công ty “có sẵn” mang tên “Red grave”, trong khi bản thân anh ta không biết tiếng Anh và cũng không hề nghĩ đến điều này khi ký kết hợp đồng mua bán.
Khi về đến trụ sở công ty, anh ta đưa giấy tờ cho một cộng sự của mình, anh bạn tái mặt hỏi: “Cậu có bị điên không? “Grave”- có nghĩa là nhà mồ”. Lúc đấy, người mua muốn trả lại công ty “nhà mồ đỏ” thì đã muộn, cuối cùng đành phải mua một công ty khác.
Bạn hãy làm sao để tên công ty không những mang lại ấn tượng dễ chịu mà còn kích gợi trí tò mò của mọi người. Ví dụ, một nhà xuất bản mang tên “Quả cam tím”, trong cụm từ này chứa yếu tố bất ngờ vì chứa đựng mâu thuẫn. Trong tự nhiên, chỉ có cam xanh, cam vàng, vậy khi nghe thấy cái tên này, trong tiềm thức của mọi người sẽ xuất hiện câu hỏi: “Tại sao cam lại tím? Đây là loại quả gì vậy?”. Và kết quả là họ sẽ tìm cách tiếp cận công ty để thỏa mãn trí tò mò một cách vô ý thức.
Hướng tới thị hiếu của các khách hàng
Trước khi quyết định lựa chọn một cái tên nào đó, bạn cần phải hình dung ra trong đầu chân dung các khách hàng tiềm năng của mình. Một cái tên thích hợp với lứa tuổi “tin” hoàn toàn có thể gây phản cảm đối với những người già và bảo thủ. Ví dụ, các thanh thiếu niên sẽ bị hút vào cửa hàng mang tên “Người lữ hành kỳ dị”, nhưng với phần đông những người về hưu thì họ không thấy hứng thú với những cái tên như vậy. Hay ngược lại, những cái tên chiếm cảm tình của người đứng tuổi như “Gia đình”, “Ấm cúng” ít có tác động đến tầng lớp thanh niên.
Hoặc những người giàu có thường có cảm tình với những công ty mang cái tên gợi liên tưởng đến sự cao sang. Ví dụ, họ thích mua quần áo trong các cửa hàng “Thẩm mỹ”, mua đồ gỗ ở “Sang trọng”.
“Hãy quên cái tên của bản thân”
Một trong những sai lầm thường phạm phải của các chủ doanh nghiệp là trộn lẫn tên mình vào trong tên của công ty. Đặc biệt các chủ cửa hàng thực phẩm, hàng ăn hay mắc phải sai lầm này. Tại sao bạn lại không nên làm điều này, vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, một cái tên thương mại thành công thường độc đáo và duy nhất, trong khi đó có cả hàng trăm nghìn người có tên giống như bạn. Thứ hai, một cái tên độc đáo cho phép bạn nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh, còn nếu lấy tên mình đặt cho công ty, thì bạn hoàn toàn có thể lẫn vào trong danh sách các đối thủ của mình, mặc dù bạn có thể thêm vào đó những con số ví dụ như “99” hay một chữ cái nào đó ví dụ như “M”.
Thứ ba, vì uy tín xấu của một công ty nào đó mang tên giống tên của bạn có thể ảnh hưởng đến công ty của bạn. Và cuối cùng, hoàn toàn có thể vào một lúc nào đó bạn muốn bán đi công ty của mình, hiển nhiên, ông chủ mới sẽ không thích một công ty mang tên người khác.
Chỉ nên sử dụng tên mình làm tên công ty trong một số các trường hợp đặc biệt. Ví dụ, bạn là một luật sư rất nổi tiếng và tên của bạn đồng nghĩa với sự đảm bảo về tính chuyên nghiệp và có uy tín cao. Ngoài ra, tên và họ của bạn có thể đặt cho công ty khi nó rất nổi tiếng với phần đông mọi người ví như “Nina Ricci”, “Mary Kay”.
Một số các chủ doanh nghiệp thường có xu hướng đem vào cái tên công ty càng nhiều thông tin càng tốt về hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, bạn có thể bắt gặp những cái tên rất phức tạp, ví như “Công ty sản xuất, cung ứng và sửa chữa thiết bị xây dựng”.
Khi lựa chọn những cái tên kiểu này, tác giả của chúng thường nghĩ đến chức năng hoạt động của công ty nhiều hơn là thị hiếu và động cơ của các khách hàng tiềm năng. Mặc dù, các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, mọi người thường khó tiếp thu và khó nhớ những “câu thần chú” gồm những thuật ngữ kỹ thuật. Nhưng nhược điểm chính của một cái tên mô tả nằm ở chỗ nó dễ bị chìm lẫn giữa các đối thủ cạnh tranh và khó có thể nổi bật lên được.
Tuy nhiên, khi nghĩ một cái tên hài hước, thì quan trọng nhất là bạn đừng đi quá giới hạn, vì có thể dẫn đến trường hợp làm cho các khách hàng tiềm năng coi thường bạn. Có thể họ vẫn phá lên cười nhưng họ sẽ mua hàng ở đối thủ cạnh tranh của bạn.
Hãy cẩn thận với những “kẻ ăn cắp”!
Trước khi bắt đầu tiến hành các chiến dịch quảng bá thương hiệu của mình, bạn phải kiểm tra xem cái tên mình chọn đã thuộc quyền sở hữu của ai đó chưa? Đã có ai đăng ký cái tên này trước bạn chưa? Vì hoàn toàn có thể, vào một ngày đẹp trời, chủ sở hữu chính thức tên công ty bạn sẽ buộc bạn phải mua lại quyền sở hữu với giá cao ngất.
Có thể chọn một cái tên truyền cảm và dễ nhớ mà không cần sử dụng những từ ngữ trực tiếp miêu tả lĩnh vực kinh doanh của công ty. Ví dụ, từ “Kodak”, được nghĩ ra từ năm 1988 đến nay nhưng vẫn được coi là một trong những tên thương hiệu thành công nhất. Người sáng lập ra Kodak đã đặt ra những tiêu chí sau khi đặt tên cho công ty của mình: ngắn; không có bất cứ một ý nghĩa nào; ân thanh rõ và khó xuyên tạc. Và Kodak chính là tổng hợp của những yếu tố đó.
Xerox cũng được tạo ra trên những nguyên tắc như vậy và đã trở nên thông dụng trên toàn thế giới, thậm chí, còn trở thành danh từ chung chỉ một hình thức kỹ thuật.
Tên Công Ty Hay, Ý Nghĩa, Hợp Phong Thủy Năm 2022
Khi thành lập công ty, doanh nghiệp việc đầu tiên mọi người đều quan tâm chính là chọn một cái tên công ty đẹp, hay và ý nghĩa. Bởi cái tên này sẽ dùng để làm thương hiệu, sẽ ảnh hưởng một phần không nhỏ đến hình ảnh, sự phát triển của công ty sau này. Chính vì vậy nên cân nhắc thật kỹ lưỡng khi chọn tên. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đặt tên công ty vừa đẹp vừa có nghĩa mang lại sự thành công.
Hướng dẫn cách đặt tên cho công ty
Tên công ty cần đơn giản dễ nhớ
Chọn một cái tên đơn giản nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ chức năng. Và cho biết được doanh nghiệp kinh doanh về ngành nghề gì. Trong trường hợp tên quá dài thì có thể sử dụng tên viết tắt để rút ngắn lại mà không ảnh hưởng gì.
Đặt tên công ty cần có âm thanh hài hoà
Các âm trong tên công ty có âm bằng như Gia Long, Mai Linh, Trường Giang…. Gây cảm giác thanh bình và tạo được sự ấn tượng cho mọi người khi nghe tên công ty.
Tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt, bao gồm chữ số và ký hiệu. Trong đó cần đảm bảo hai thành phần: Loại hình doanh nghiệp (VD: Công ty Cổ Phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân,..) và tên riêng.
Tên cần phải đặt tại trụ sở, văn phòng, địa điểm của doanh nghiệp, công ty đó. Tên phải được in, viết trên các giấy tờ giao dịch, v.v. do doanh nghiệp, công ty phát hành. Nhằm đảm bảo tính xác thực, minh bạch cũng như sự sở hữu riêng.
Gợi ý một số tên hay, ý nghĩa cho công ty bằng Tiếng Việt
Công ty TNHH Thanh Thành Đạt.
Công ty TMDV Mai Linh.
Doanh nghiệp tư nhân vật liệu xây dựng Chiến Thắng.
Công ty CP Công nghệ truyền thông T&T.
Công ty CP Phát triển nhân lực Trung Anh.
Công ty CP Du học và xuất khẩu lao động Việt – Hàn.
Công ty TNHH Đầu tư phát triển Quang Vinh.
Tên công ty bằng Tiếng Anh
Nếu tên công ty được viết bằng chữ cái Latinh trong bảng chữ cái Tiếng Việt và chữ dùng trong tiếng Anh. Thì nên chọn tên phù hợp theo quy định của pháp luật. Tránh chọn những tên đã được doanh nghiệp khác sử dụng.
Ví dụ: Công ty TNHH NewStar, Công ty CP NewLife, Công ty TMDV Redsand, v.v.
Những điều cấm kỵ khi đặt tên công ty, doanh nghiệp
Đặt tên trùng với công ty khác. Vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty. Cũng như gây sự nhầm lẫn cho khách hàng.
Sử dụng tên của cơ quan nhà nước, tên của đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế – xã hội, v.v. để làm toàn bộ tên công ty, doanh nghiệp.
Sử dụng những từ ngữ, kí hiệu khó hiểu, vi phạm truyền thống lịch sử văn hóa, bản sắc dân tộc.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Đặt Tên Công Ty Theo Phong Thủy Ngũ Hành Hay, Ý Nghĩa trên website Duanseadragon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!