Cập nhật nội dung chi tiết về Vì Sao Con Tôi Chết Sau Một Ngày Nhổ Răng? mới nhất trên website Duanseadragon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cụ thể, ngày 25-1-2015, con trai tôi đến phòng khám Vạn Phước (P.An Khánh, chúng tôi Kiều, TP Cần Thơ) khám do răng cùng bị đau nhức. Tại đây, bác sĩ Nguyễn Thị Mai Tùng đã khám và chỉ định nhổ răng số 38.
Sau khi nhổ răng, phòng khám này đưa toa thuốc kêu con tôi mua năm ngày thuốc về uống (trước đó không làm xét nghiệm gì khác).
Về nhà, con tôi bị đau nhức, chảy máu răng nên gọi hỏi bác sĩ và bác sĩ hướng dẫn ngậm nước đá cầm máu và uống thuốc.
Đến ngày hôm sau, con tôi tiếp tục kêu đau và kèm theo nhức đầu, chảy máu răng, không ăn uống gì được. Đến khoảng 23g ngày 26-1, con dâu tôi phát hiện con trai tôi chết trong phòng ngủ.
Con tôi chết bỏ lại vợ và đứa con mới 3 tuổi nhưng gia đình tôi không biết kêu cứu ở đâu vì phòng khám Vạn Phước không nhận trách nhiệm do họ nhổ răng gây chết người. Phòng khám này chỉ cho người đến phúng điếu trong đám tang con tôi một số tiền.
Tôi không đồng ý với kết luận pháp y cho rằng con tôi chết do “bệnh lý cơ tim”. Vì sao con tôi đang khỏe mạnh, đi nhổ răng về sau một ngày lại chết đột ngột?
Nếu nói con tôi có bệnh lý về tim thì sao lúc bác sĩ khám không xét nghiệm hay rà soát bệnh mà chỉ định cho nhổ răng gây ra cái chết tức tưởi cho con tôi?
MAI THỊ HIỆP ( xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang)
* Bác sĩ NGUYỄN THANH GIANG ( chánh thanh tra Sở Y tế Hậu Giang) trả lời:
– Chúng tôi đã nhận đơn khiếu nại của bà Mai Thị Hiệp về việc bà không đồng ý với kết luận giám định pháp y của Trung tâm Giám định pháp y Hậu Giang về cái chết của con bà là anh Trần Thanh Tuấn.
Theo bản kết luận pháp y (ngày 19-2-2015), nạn nhân Trần Thanh Tuấn tử vong do “bệnh lý cơ tim” với các kết luận: mất răng số 38, vết mất mới; hai bán cầu đại não và tiểu não sung huyết, xuất huyết; hai phổi sung huyết, xuất huyết, tim sung huyết, xuất huyết; gan, thận, lách sung huyết, xuất huyết.
Theo ông Giang, Trung tâm pháp y tỉnh đã gửi mẫu trưng cầu giám định tại Viện Giám định pháp y phía Nam và Bệnh viện 175 (TP.HCM) để ra kết luận cuối cùng.
Vì vậy nếu bà Hiệp không đồng ý với kết luận giám định pháp y thì có thể khiếu nại lên cấp cao hơn nữa.
* Bác sĩ NGUYỄN MINH TẤN ( giám đốc phòng khám đa khoa Vạn Phước):
Về mặt chuyên môn, chúng tôi khẳng định việc nhổ răng cho bệnh nhân không sai quy trình nên không thể bồi thường cho gia đình nạn nhân được.
Lúc bệnh nhân Tuấn đến khám răng ngày 25-1 (chủ nhật), bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt Nguyễn Thị Mai Tùng đã khám đo mạch, huyết áp, nhiệt độ, chỉ định chụp X-quang răng vì đây là răng khó nhổ.
Riêng việc loại trừ các bệnh lý tim mạch, tiểu đường thì bác sĩ chỉ dựa trên khai thác bệnh sử.
Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh và trước đó đã có hai lần nhổ răng tại phòng khám (răng số 18, 28) nên bác sĩ không chỉ định xét nghiệm hay điện tim cho bệnh nhân (vì nếu làm tất cả các chỉ định này sẽ gây tốn kém thêm cho bệnh nhân).
Sau khi nhổ răng, bệnh nhân ổn định nên bác sĩ chỉ định cho thuốc uống và về nhà theo dõi. Việc sau nhổ răng từ 2-3 ngày (nhất là răng khó) mà bệnh nhân vẫn ra máu ít là bình thường.
Nhổ Răng Khôn Đau Mấy Ngày ?
Răng khôn là chiếc răng cối mọc sau cùng trong cuối mỗi hàm cũa mỗi người. Răng khôn có thể mọc thẳng, mọc nghiêng, hay có thể mọc ngầm. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp mọc răng đều mọc nghiêng ngả, mọc ngầm do trên cung hàm không còn chổ để răng khôn có thể trồi lên mọc nguyên vẹn được. Những biến chứng mà răng khôn gây ra đã làm cho bản thân của người bệnh phải khó chịu, khổ sở khi không may sở hữu một chiếc răng khôn mọc không bình thường.
Nhổ răng khôn đau mấy ngày?
Trường hợp của bạn Hải cũng vậy, chiếc răng khôn của bạn bị mọc lệch, thức ăn sẽ rất dễ bị dắt vào kẽ giữa hai răng, nguy cơ làm răng hàm bên cạnh sâu là rất cao. Bên cạnh đó, tình trạng nướu bị sưng đỏ, và có thể hành sốt , những vấn đề này sẽ không hết hẳn mà sẽ lặp đi lặp lại và kéo dài đến mấy ngày. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này thì nhổ bỏ răng khôn là việc làm cần thiết để không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng cối bên cạnh cũng như giúp cho sức khỏe răng miệng của bạn.
(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Tại Nha khoa Đăng Lưu, việc nhổ bỏ răng khôn sẽ được Bác sĩ tiến hành một cách nhẹ nhàng kỹ lưỡng. Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ khám trực tiếp trên miệng của người bệnh, sau đó sẽ chụp phim kiểm tra để xác định vị trí, hướng mọc của răng khôn, tùy theo mức độ răng mọc ngầm mọc lệch mà Bác sĩ sẽ tiểu phẫu để lấy ra một cách chính xác và ít gây sang chấn nhất. Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vùng răng khôn cần nhổ nên trong suốt quá trình nhổ răng, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn.
Sau khi kết thúc quá trình nhổ răng, Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một toa thuốc giúp giảm đau và kháng sinh. Cảm giác đau sẽ bắt đầu khi thuốc tê đã tan hết. Việc bạn cần làm sau khi đã nhổ răng là mua thuốc theo đơn của Bác sĩ và uống càng sớm càng tốt.
Chườm đá giảm sưng đau sau khi nhổ răng khôn
Bạn cần lưu ý các vấn đề sau để tại vùng nhổ răng khôn bớt sưng, đau, không bị viêm nhiễm: Cắn chặt bông gòn 30 – 60 phút sau khi nhổ răng; Không nên khạc nhổ mạnh hay súc miệng bằng nước muối trong vòng 24h sau khi nhổ răng; Tuyệt đối sử dụng bất cứ vật gì để đưa vào ổ nhổ răng; Khi bị sưng, bạn có thể lấy đá để chườm để giảm sưng từ 15 – 20 phút, nên lặp đi lặp lại vài lần trong ngày; Trong mấy ngày sau khi nhổ răng bạn nên ăn các thức ăn mềm, dễ nhai để tránh làm động đến ổ nhổ răng,…
Cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng khôn còn tùy thuộc vào cơ địa và giới hạn chịu đựng của mỗi người. Vì vậy, chỉ cần bạn lựa chọn một nha khoa uy tín để điều trị răng khôn, Bác sỹ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc giúp giảm đau hiệu quả.
Nhổ Răng Khôn Đau Mấy Ngày Thì Hết?
Nhổ răng khôn đau mấy ngày thì hết?Luôn là nỗi lo lắng của nhiều người bệnh gặp vấn đề về nha chu. Thời gian để vết thương sau nhổ răng nhanh lành hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa mỗi người, tình trạng vết nhổ, tay nghề bác sĩ và đặc biệt là cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng sau khi nhổ răng khôn.
I. Nhổ răng khôn đau mấy ngày thì hết?
Sau khi thuốc gây tê được bác sỹ tiêm trước lúc nhổ răng khôn hết tác dụng, chúng ta sẽ bắt đầu cảm nhận rõ sự đau nhức ở vùng ổ răng. Thông thường, cảm giác này sẽ tồn tại trong vòng 2 – 3 ngày đầu tiên và dần dần biến mất sau khoảng 1 tuần.
Lúc này, vết thương đã lành hẳn và việc ăn uống sẽ diễn ra bình thường. Tuy nhiên, thời gian để nhổ răng khôn đau mấy ngày thì hết còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như chế độ chăm sóc của mỗi người.
II. Lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn
1. Lựa chọn nha khoa uy tín để nhổ răng
Kỹ thuật nhổ răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian lành thương của chúng ta. Bởi vì nếu thao tác của Bác sỹ không chính xác sẽ xâm lấn nhiều đến các mô xung quanh và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Điều này khiến cho cơn đau kéo dài do vết thương rộng và sưng tấy, phải mất một khoảng thời gian khá dài để lành thương.
Vì vậy, trước khi nhổ răng khôn, bạn hãy chọn cho mình một nha khoa uy tín và tên tuổi để tiến hành ca tiểu phẫu theo đúng quy trình kỹ thuật. Chiếc răng khôn do Bác sỹ tay nghề cao trực tiếp loại bỏ sẽ rời khỏi nướu một cách nhẹ nhàng và để lại vết mổ mỏng nhẹ, thế nên thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn rất nhiều.
2. Chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách
Cảm giác đau nhức sẽ nhanh chóng qua đi nếu chúng ta thực hiện chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Vậy sau khi nhổ răng khôn, chúng ta cần lưu ý những gì để giúp ổ răng mau lành?
Ăn uống những thực phẩm lành mạnh như cháo, súp, nước ép hoa quả,…
Tránh đồ ăn thức uống chứa chất kích thích, quá nóng hoặc quá lạnh
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm và nước muối sinh lý
Không tiếp xúc trực tiếp vào vết thương
Uống thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh theo kê đơn của Bác sỹ
Hạn chế các hoạt động mạnh và cử động cơ hàm
Không nên uống rươu bia sau khi nhổ răng khôn
Nhổ Răng Tốt Nhất Vào Buổi Nào
Nhổ răng tốt nhất vào buổi nào?
Tốt nhất bệnh nhân nên nhổ răng vào buổi sáng vì đã nghỉ ngơi sau một đêm thì tinh thần và thể lực cũng tốt hơn là nhổ răng trễ sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Nhổ buổi sáng để có nhiều thời gian theo dõi và kiểm soát sự cầm máu sau khi nhổ răng, nhất là những trường hợp có tiền sử bệnh, bệnh lý máu khó đông, nếu có vấn đề gì bất thường sau nhổ răng bác sĩ cũng kịp thời xử lý.
Không nên nhổ răng vào buổi tối nhất là trường hợp nhổ phẫu thuật răng số 8 (răng khôn), những răng nhổ bình thường cũng nên sắp xếp đến nhổ trước 5 giờ chiều, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nên nhổ răng vào đầu buổi sáng sau một đêm nghỉ ngơi hoặc đầu giờ chiều sau thời gian nghỉ trưa để tinh thần được tốt hơn.
Nhổ răng vào buổi sáng cũng tiện cho y tá hơn vì dụng cụ nhổ răng đã thao tác xong còn có thời giờ để hấp khử trùng cho ngày hôm sau.
Trong trường hợp bệnh nhân không thể sắp xếp nhổ răng sớm thì vẫn nhổ được vào buổi tối mà không có vấn đề gì trở ngại với trường hợp cái răng đó không quá phức tạp và bác sĩ đã tiên liệu được các biến chứng có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Lưu ý là trước khi nhổ răng bệnh nhân nên ăn trước, nhất là buổi sáng rất quan trọng, không được để bụng đói sau một đêm dài, trong quá trình nhổ bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê vùng răng đó, đa số bệnh nhân chưa ăn sáng sẽ cảm thấy khó chịu như: chóng mặt, hạ đường huyết,.. cũng rất nguy hiểm nên bệnh nhân cũng đừng nên xem thường việc này, cần phải tuân thủ lời dặn dò của bác sĩ trước, trong & sau khi nhổ răng.
Trường hợp nhổ răng khó như răng mọc lệch, răng số 8, hay cần phẫu thuật thì bệnh nhân nên ngủ sớm tối hôm trước khi nhổ, không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê,…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vì Sao Con Tôi Chết Sau Một Ngày Nhổ Răng? trên website Duanseadragon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!